|

Lược
sử Giáo xứ Nghĩa Thành
Theo một vài sử liệu ghi chép lại, giáo
dân Nghĩa Thành có gốc từ giáo xứ Thuận Nghĩa (Quỳnh Lưu – Nghệ An),
sau khi lên đây chiêu dân lập ấp, nhận thấy nơi này là mảnh đất có
thể định cư để sinh sống nên đă khai hoang và ở lại trên miền sơn
cước này. Thời gian sau, có nhiều gia đ́nh từ các nơi khác nhau
chuyển về đây sinh sống. Từ đó, con số giáo dân ngày một tăng lên.
Lúc bấy giờ (1929) số nhân danh khoảng 600 với 7 giáo họ: Đập Bể (Trung
Nghĩa), Ấp Lọ (Tân Thành), Xuân Yến, Họ Vạn (Yên Thuận), Đồng Quỹ,
Đồng Xan và La Nham. Đa số các giáo họ nằm ở miền đất Nghĩa Trung,
chỉ có một giáo họ khá xa nằm ở thị xă Thái Ḥa, đó là giáo họ Vạn.
Giáo phận thấy nơi đây cần một vị chủ chăn để chăn dắt đoàn chiên
nên đă gửi tới một vị chủ chăn đạo đức, thánh thiện, đó là Lm. Giuse
Nguyễn Văn Chất. Nói tới hai giáo họ Đồng Xan và La Nham, đây là hai
giáo họ của giáo xứ Đồng Lèn với khoảng 20 hộ nằm rải rác được sát
nhập vào giáo xứ Nghĩa Thành. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó,
giáo dân của hai giáo họ này bị phân tán, kẻ chết do rừng thiêng
nước độc, kẻ di cư và hệ quả là hai giáo họ này bị xóa sổ khỏi giáo
xứ Nghĩa Thành. Bên cạnh đó, giáo họ Đồng Quỹ hiện nay cũng không
c̣n v́ ảnh hưởng bởi chiến tranh nên giáo dân phải di dời. C̣n các
giáo họ khác, giữa bao đau thương của thời bách hại khốc liệt và bao
nhiêu khó khăn gian khổ khác, những hạt mầm đức tin đă không lụi tàn
nhưng nhanh chóng trổ sinh, phát triển trên mảnh đất Nghĩa Thành
thân thương.
* Trích "Giáo xứ Nghĩa Thành: 85 năm –
hành tŕnh lịch sử và khúc ca tri ân "
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

.......................................

Giáo xứ Nghĩa Thành: 85 năm –
hành tŕnh lịch sử và khúc ca tri ân
Như một ḍng sông bất tận chảy măi nguồn nước ân sủng, Nghĩa
Thành – mảnh đất ph́ nhiêu trổ sinh hạt giống đức tin và chở nặng
phù sa bồi đắp thêm màu mỡ trên cánh đồng truyền giáo tại miền Tây
xứ Nghệ. 85 năm hồng ân – sức mạnh cội nguồn và niềm tin kiêu hănh
trong tâm t́nh tạ ơn được phản ánh rơ nơi khung cảnh Nghĩa Thành
trong muôn màu áo khoe sắc dưới nắng nhạt màu, gợi một cảm giác hạnh
phúc ngập tràn trong ḷng mọi người, v́ nh́n thấy được sự trưởng
thành của một xứ đạo qua chừng ấy thời gian định h́nh và phát triển.
Những bước chân đầu tiên…
Được chính thức thành lập vào năm 1929, tuy nhiên, Nghĩa Thành là
vùng đất đón nhận Tin Mừng từ rất sớm. Câu hỏi, ai là người đầu tiên
đă đặt chân đến đây để Lời Chúa được bén rễ và trổ sinh trên vùng
đất rừng núi xa xôi này? Không thể lư giải được bằng những việc làm
và ư chí của con người, chỉ có t́nh yêu Chúa khởi sự thông qua con
người mới làm nên điều kỳ diệu này mà thôi.
Theo một vài sử liệu ghi chép lại, giáo dân Nghĩa Thành có gốc từ
giáo xứ Thuận Nghĩa (Quỳnh Lưu – Nghệ An), sau khi lên đây chiêu dân
lập ấp, nhận thấy nơi này là mảnh đất có thể định cư để sinh sống
nên đă khai hoang và ở lại trên miền sơn cước này. Thời gian sau, có
nhiều gia đ́nh từ các nơi khác nhau chuyển về đây sinh sống. Từ đó,
con số giáo dân ngày một tăng lên. Lúc bấy giờ (1929) số nhân danh
khoảng 600 với 7 giáo họ: Đập Bể (Trung Nghĩa), Ấp Lọ (Tân Thành),
Xuân Yến, Họ Vạn (Yên Thuận), Đồng Quỹ, Đồng Xan và La Nham. Đa số
các giáo họ nằm ở miền đất Nghĩa Trung, chỉ có một giáo họ khá xa
nằm ở thị xă Thái Ḥa, đó là giáo họ Vạn. Giáo phận thấy nơi đây cần
một vị chủ chăn để chăn dắt đoàn chiên nên đă gửi tới một vị chủ
chăn đạo đức, thánh thiện, đó là Lm. Giuse Nguyễn Văn Chất. Nói tới
hai giáo họ Đồng Xan và La Nham, đây là hai giáo họ của giáo xứ Đồng
Lèn với khoảng 20 hộ nằm rải rác được sát nhập vào giáo xứ Nghĩa
Thành. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó, giáo dân của hai giáo họ
này bị phân tán, kẻ chết do rừng thiêng nước độc, kẻ di cư và hệ quả
là hai giáo họ này bị xóa sổ khỏi giáo xứ Nghĩa Thành. Bên cạnh đó,
giáo họ Đồng Quỹ hiện nay cũng không c̣n v́ ảnh hưởng bởi chiến
tranh nên giáo dân phải di dời. C̣n các giáo họ khác, giữa bao đau
thương của thời bách hại khốc liệt và bao nhiêu khó khăn gian khổ
khác, những hạt mầm đức tin đă không lụi tàn nhưng nhanh chóng trổ
sinh, phát triển trên mảnh đất Nghĩa Thành thân thương.
85 năm: Tri ân t́nh Chúa và t́nh người
Đây là thời điểm đặc biệt để cộng đoàn giáo xứ vùng bán sơn địa
nh́n lại những chặng mốc thời gian để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài
học lịch sử, nh́n vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách
đố, nh́n tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng
giáo xứ theo đúng thánh ư Chúa. Suốt thời gian qua, giáo xứ Nghĩa
Thành được đắm ch́m trong những thời khắc ân sủng với biết bao hoạt
động và gặt hái được những hoa trái ngọt lành sau nhiều cố gắng, hy
sinh. Đặc biệt, cha quản xứ Antôn Hoàng Trung Hoa cùng với gần 2000
con tim đă thay phiên chầu Thánh Thể suốt 85 ngày đêm để tạ ơn Thiên
Chúa suốt 85 năm qua.
Bấy nhiêu những dấu ấn đó đă kết tinh thành khúc tri ân mà vào
tối thứ Bẩy (28.6.2014) đă vang lên hoành tráng giữa khung cảnh diễn
nguyện đặc biệt với chủ đề: Giai điệu tri ân. Được khai mạc vào lúc
19h30, đêm diễn nguyện đă thu hút hàng trăm vị khách tứ phương cùng
hội ngộ giữa bầu không khí ấm áp t́nh Chúa và thấm đượm t́nh người.
Các nghệ sĩ, diễn viên và các đoàn nghệ thuật đă đem đến cho khán
giả những vũ điệu mượt mà, duyên dáng, chuyển tải nhiều thông điệp
nhân bản sâu sắc; những tiết mục độc đáo tạo nên một buổi gặp gỡ
hoàn hảo. Đặc biệt, với những ca từ và giai điệu mang âm hưởng quê
hương tại miền sơn cước, các khán giả đă được sống lại những thời
khắc lịch sử của giáo xứ để cảm nhận được sức mạnh nguồn cội và sự
nguyên vẹn tinh ṛng một bầu nhiệt huyết v́ Chúa và v́ Giáo Hội của
các thế hệ nơi đây.
Sáng ngày 29.6.2014, cùng với sức hút lạ kỳ của mảnh đất linh
thiêng này và sức mạnh của t́nh yêu Chúa đă đă kéo đến một lượng
người rất đông tham dự thánh lễ, dâng lời cầu nguyện cho những dự
phóng về một tương lai rộng mở trên xứ đạo Nghĩa Thành. Cùng với
đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ Nghĩa Thành, quư cha trong
và ngoài giáo hạt Phủ Quỳ đă hiệp dâng thánh lễ trọng đại do Đức Cha
Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, nghi thức niệm hương đă được cử hành
long trọng trước tiền đường nhà thờ giáo xứ. Tinh thần đạo hiếu đối
với các bậc tiền nhân qua làn khói hương ngào ngạt ḥa quyện với
những câu kinh, tiếng hát, tiếng chiêng tạo nên một bầu khí linh
thiêng sống động, gợi lên nơi cộng đoàn hiện diện những xúc cảm trào
dâng về ḷng thảo hiếu và tri ân các bậc tiền nhân.
Trong thánh lễ này, Đức Cha Phaolô cũng đă ban bí tích Thêm Sức
cho 107 em trong giáo xứ. Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đă
khắc hoạ sinh động khuôn mặt của Chúa Thánh Thần, nêu bật tầm ảnh
hưởng cũng như dấu ấn đậm nét của Ngài trong đời sống Hội Thánh. Vị
chủ tế nói đến h́nh ảnh ngọn lửa như một biểu tượng để chỉ về Chúa
Thánh Thần là nguyên lư của sự sống, của sự hiệp nhất trong Giáo Hội.
Ngọn lửa ấy thực sự là quà tặng vô giá được trao ban cho loài người.
Ngọn lửa ấy đă bừng lên suốt 20 thế kỷ qua và vẫn tiếp tục cháy sáng.
Là con cái của Chúa Thánh Thần, các bạn trẻ Nghĩa Thành phải biết
luôn làm nóng, cháy hết ḿnh trong mỗi giây phút của cuộc đời. Đó là
một quá tŕnh lâu dài, liên tục bắt nguồn từ việc đổi mới chính ḿnh
để đạt tới sự trưởng thành về tri thức và tâm linh.
Sau bài giảng Đức Cha mời gọi các em sắp lănh nhận bí tích Thêm
Sức tự do lập lại lời hứa ngày rửa tội, với xác quyết mạnh mẽ tuyên
xưng niềm tin, 107 em được lănh nhận dồi dào ơn Chúa Thánh Thần qua
nghi thức đặt tay và đọc lời nguyện ban nguồn bảy ơn Chúa Thánh Thần
trên các em. Kết thúc nghi thức ban bí tích Thêm Sức là phần xức dầu
Thánh và trao chúc b́nh an cho các em.
Thánh lễ cao điểm tuần đền tạ và kỷ niệm 85 năm thành lập giáo xứ
trùng hợp với ngày Giáo Hội mừng kính đặc biệt hai Thánh Tông Đồ
Phêrô và Phaolô, bổn mạng của vị chủ chăn giáo phận và một số cha
trong giáo hạt. Bởi thế, cuối thánh lễ Cha quản xứ Antôn Hoàng Trung
Hoa đă thay mặt cộng đoàn gửi đến Đức Cha và quư Cha bó hoa tươi của
tấm ḷng con thảo và những lời chúc mừng trong ngày trọng đại này.
Có thể nói, trở về với Nghĩa Thành hôm nay, chúng ta có thể nhận
thấy rất rơ giáo xứ vẫn thể hiện một sức sống đạo mănh liệt qua đời
sống bác ái, phụng vụ, qua các đoàn thể Công giáo tiến hành. Đời
sống vật chất được cải thiện, giới trẻ được tạo cơ hội nhiều hơn để
thăng tiến, các hội đoàn ngày càng đi vào chiều sâu. Khép lại những
ngày hồng phúc nhiều dấu ấn với niềm mong ước rằng, những cố gắng,
hi sinh của những ngày qua sẽ là những hoa trái ngọt lành, là tấm
bánh thơm dâng lên Thiên Chúa, đồng thời là động lực cho sự đổi thay
trong tâm hồn và viết tiếp những trang sử mới trong tin yêu và hy
vọng.
Nguồn : Website GP Vinh
|
|