
Lược
sử Giáo xứ Nhân Thọ
Giáo xứ Nhân Thọ thuộc hạt B́nh
Chính, ở xă Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng B́nh là vùng
đất đón nhận đức tin cách đây gần 400 năm. Tuy nhiên, một giáo xứ có
truyền thống đức tin cổ xưa vào bậc nhất ở giáo phận Vinh nói riêng
và Việt Nam nói chung lại chưa một lần có được nơi sinh hoạt niềm
tin cho xứng tầm. Chính v́ điều đó, ngày 16.04.2008, ngày khởi dựng
cơ sở phụng tự của giáo xứ hẳn là ngày lịch sử, ngày tràn đầy niềm
vui sướng của người tín hữu nơi đây.
Mặc dù năm 1879 Nhân
Thọ mới trở thành giáo xứ, nhưng theo dấu vết lịch sử (1) và nhất là
theo truyền khẩu của người tín hữu nơi đây, th́ Nhân Thọ là vùng đất
đă đón nhận đức tin ngay từ lần đầu tiên hai vị thừa sai của Ḍng
Tên, Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Pedro Maqueze, đặt chân lên
mảnh đất tỉnh Bố Chính (tên tỉnh Quảng B́nh xưa).
Điều này quả là khả
tín, v́ ngoài sự khẳng định chắc chắn của các cụ cao niên nơi đây,
th́ một vài chứng cứ lịch sử cũng có thể đưa chúng ta đến sự thật đó.
Thật vậy, trong cuốn
Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài do chính Đắc Lộ biên soạn, có kể rằng:
Năm 1629, khi bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài, và đang trên đường đi
thuyền từ Thăng Long vào biên giới Đàng Trong, tức là tỉnh Bố Chính
xưa và Quảng B́nh nay, trong khi chờ đợi thuyền khác vào vùng đất
của Chúa Nguyễn, Cha Đắc Lộ và P. Marquez đă được phép của vị quan
nơi đây để rao giảng Tin Mừng, và hai vị đă rửa tội được 25 người
(2).
Nhưng nếu chỉ như
thế th́ làm sao chúng ta có thể khẳng định rằng một số người làng
Nhân Thọ đă đón nhận đức tin dưới thời cha Đắc Lộ dừng chân nơi đất
Bố Chính?
Như chúng ta biết,
thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, th́ từ Sông Gianh đổ vào là phần đất
của Chúa Nguyễn và từ Sông Gianh đổ ra là phân đất của chúa Trịnh.
Khi hai nhà truyền giáo người Pháp này bị Trịnh Tráng tống xuất ra
khỏi vương quốc của ḿnh, th́ quân lính chỉ áp giải các ngài tới
Sông Gianh chứ không sang bên kia được, v́ là phần đất của chúa
Nguyễn. Trong khi ở lại đất Bố Chính để chờ thuyền vào Đàng Trong,
quân lính đă giao hai nhà truyền giáo cho vị quan Bố Chính quản lư.
Vị quan này không những đă tiếp đón các ngài chu đáo, mà c̣n cho
quyền tự do giảng dạy đạo Chúa.
Chờ thuyền ở cuối
đất Đàng Ngoài không đâu khác là chờ ở khu vực cửa sông Gianh. Mà
Nhân Thọ là vùng đất chỉ cách Cửa Gianh khoảng 8 km. Hơn nữa, nếu
tính về bờ biển, th́ Nhân Thọ chỉ cách biển độ vài cây số. Mà trong
cuốn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, linh mục Đắc Lộ có viết: “[…]
Chúng tôi giảng ở chốn phố phường và băi biển, có hai mươi lăm lương
dân nghe lời giảng và trở lại đạo” (3). (Và quả thực, năm ngoái khi
có dịp đến Quảng Thọ, chúng tôi đă ra bờ biển chơi, nơi đây có băi
biển khá đẹp). Như thế, cũng có thể hai vị truyền giáo đă tranh thủ
đến Nhân Thọ rao giảng Tin Mừng, hoặc chính những người Nhân Thọ đă
ra bờ biển nghe các vị giảng đạo rồi xin lănh nhận phép rửa. Như vậy,
qua dấu chứng lịch sử và qua truyền khẩu của cộng đoàn nơi đây,
chúng ta có thể nói mảnh đất Nhân Thọ đă được đón nhận hạt giống đức
tin cách đây gần 400 năm.
Trích : "Giáo
xứ Nhân Thọ: Khởi dựng cơ sở 4 thế kỷ chờ đợi "
............................................

Thánh lễ tạ
ơn và làm phép tượng đài Đức Mẹ Gx Nhân Thọ
Sáng ngày 15.09.2015, tại nhà thờ giáo xứ Nhân Thọ, Đức cha
Phaolô Maria đă viếng thăm và dâng thánh lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi, đồng
thời trong dịp này Đức cha đă cắt băng khánh thành và làm phép tượng
đài Đức Mẹ. Đồng tế và hiệp dâng thánh lễ có cha quản xứ, quư cha
quê hương, cha quản xứ Xuân Ḥa, quư tu sĩ nam nữ, quư ân nhân và
đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ.
Mặc dù thời tiết liên tục đổ xuống những cơn mưa xối xả, thế
nhưng lạ thay, khi đoàn rước nhập nhập lễ bắt đầu khởi hành, những
cơn mưa xối xả bỗng dưng dứt hẳn thay vào đó là ánh mặt trời ló rạng,
điều đó như báo hiệu một dấu chỉ tươi sáng trong ngày làm phép tượng
đài kính Mẹ.
Đúng 8h, đoàn rước nhập lễ bắt đầu khởi hành từ tiền sảnh nhà xứ
tiến ra tượng đài Đức Mẹ vừa mới hoàn thành. Tại đây Đức cha đă chủ
sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép tượng đài Đức Mẹ,
trong đó c̣n có tượng thánh Giacôbê quan thầy giáo xứ. Tượng đài Đức
Mẹ cao 3,2m, đứng trong khuôn viên với tổng diện tích là 1.500 mét
vuông với lèn đá cao 12m, rộng 20m. Toàn bộ công tŕnh được các nghệ
nhân hoàn thành trong ṿng 75 ngày.
Mang tâm t́nh của ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi, trong phần chia sẻ Lời
Chúa, Đức cha đă nói về sự đau khổ của Đức Maria khi sẵn sàng chấp
nhận hi sinh cả người con yêu dấu cho nhân loại. Ngài cũng cho cộng
đoàn thấy rằng đứng trước sự đau khổ không làm cho Mẹ nao núng, dù
đau khổ thế nào Đức Maria vẫn chấp nhận và đứng vững, can trường
hiệp thông với cuộc thương khó của con ḿnh hầu cứu chuộc cả nhân
loại. Đức cha cũng không quên nhắn nhủ cộng đoàn "cần phải thay đổi
đời sống và bắt đầu một hành tŕnh theo Chúa như Mẹ Maria, sẵn sàng
nói lời ‘xin vâng’ như Mẹ”. Sau cùng Đức cha nhắc nhở cộng đoàn hăy
học nơi gương thánh quan thầy Giacôbê, ngài quả là một tấm gương
sáng về sự trung thành theo Chúa với một niềm tin son sắt, sẵn sàng
hi sinh tính mạng v́ Tin Mừng.
Giáo xứ Nhân Thọ nằm cạnh đường quốc lộ 1A, trên địa bàn hành
chính xă Quảng Thọ - thị xă Ba Đồn - tỉnh Quảng B́nh. Vào năm 1946,
nơi đây chỉ là một vùng hoang vu pha lẫn cát trắng với chỉ 87 người
Công Giáo, họ sống quây quần bên nhau và cũng chính vào năm đó cái
tên xứ đạo Nhân Thọ được thành lập.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, xứ đạo vắng bóng cha quản xứ
trong một thời gian dài, v́ thế mà đời sống đạo cũng bị gián đoạn và
có một số giáo dân mất đức tin. Tuy nhiên, những năm gần đây bề trên
giáo phận đă cử các linh mục đến coi sóc giáo xứ nhờ thế mà đời sống
đạo của giáo xứ ngày càng được khôi phục và phát triển, các công
tŕnh phục vụ các sinh hoạt tâm linh cũng được xây mới khang trang,
quy củ như nhà thờ, nhà xứ, tượng đài Đức Mẹ, khuôn viên, ...
Hiện nay giáo xứ Nhân Thọ có trên 3.521 giáo dân chia làm hai
giáo họ là Nhân Thọ và Ngoại Hải do linh mục Antôn Hoàng Tiến Diễn
quản xứ.
Nguồn : Web Giáo Phận
Vinh