
Lược
sử Giáo họ Phong Phú
< chưa có >
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

................................................

Lễ khánh
thành nhà thờ giáo họ Phong Phú (xứ Minh Cầm)
[GPVO] - Đúng 8h sáng ngày 20.7.2010, Đức Cha Phaolô Maria Cao
Đ́nh Thuyên đă chủ sự nghi lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo
họ Phong Phú, giáo xứ Minh Cầm (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng B́nh).
Đồng tế với Đức Giám mục có cha G.B Lê Trọng Châu, hạt trưởng hạt
Minh Cầm; cha Phêrô Nguyễn B́nh Yên, hạt trưởng hạt Đồng Troóc và 10
linh mục trong, ngoài hạt Minh Cầm. Đông đảo giáo dân, quí khách đă
có mặt trong ngày vui của họ đạo.
Trên 100 năm trước, những giáo dân làm nghề chài lưới
ở xứ Văn Phú (Quảng Trạch) đă ngược ḍng sông Gianh để kiếm sống.
Mảnh đất mà họ chọn định cư là thôn Sảo Phong, xă Phong Hóa. Đây là
mảnh đất “sơn thuỷ hữu t́nh” với nguồn Nậy - sông Gianh chảy
trước mặt và sau lưng là hệ thống núi đá vôi dựng đứng.
Một thời gian sau, một họ đạo được thành lập và trực
thuộc giáo xứ Minh Cầm. Giáo họ lấy tên là Phong Phú, “Phú”
là để nhắc nhở con cháu nhớ về giáo xứ Văn Phú quê cha đất tổ. V́
làm nghề đánh cá trên sông là chính nên vị thánh Phêrô ngư phủ được
chọn làm quan thầy bảo trợ.
Theo ḍng thời gian, giáo họ Phong Phú trở nên lớn
mạnh. Trước đây, giáo dân đă xây dựng cho ḿnh được một ngôi nhà thờ
có kích thước 20x6,5m. Thời điểm xây dựng cách đây tṛn 45 năm
(1965) nên hiện tại không đủ chứa lượng giáo dân đă tăng lên con số
720 người.

Thể theo nguyện vọng của cộng đoàn, linh mục quản hạt
Minh Cầm Lê Trọng Châu đă tiến hành xây dựng lại nhà Chúa. Lễ khởi
công được tiến hành ngày 2.7.2008 do đích thân Đức Cha Phaolô Maria
Cao Đ́nh Thuyên cử hành.
Sau hai năm thi công trong sự đoàn kết, hợp nhất một
ḷng của bà con giáo dân, sự chỉ đạo từ phía linh mục quản xứ và sự
ủng hộ về mặt vật chất của quí ân nhân; nhà thờ giáo họ Phong Phú đă
hoàn thành.
Mang cấu trúc đơn giản, ngôi nhà thờ đă tạo nên vẻ
đẹp thanh thoát giữa bầu trời xanh Quảng B́nh. Kích thước hai bề dài
rộng lần lượt là 33x10m. Tháp chuông được bố trí hướng ra bờ sông
cao 28m.
Như vậy, với công tŕnh thờ phượng nêu trên sẽ làm
bộ mặt giáo họ Phong Phú biến đổi nhiều. Giáo dân nơi đây đang ước
mong có được một cây cầu trước mặt tiền nhà thờ, nối đôi bờ sông.
Hiện tại, đ̣ ngang là phương tiện duy nhất giúp giáo dân trong họ
đi lễ Chúa nhật ở nhà thờ xứ.
..............................................

Đặt đá móng trong ngày mừng kính vị thánh “Đá Nền”

Cách đây hơn một thế kỷ, một nhóm tín hữu chỉ v́ t́m kế sinh nhai
mà phải rời quê hương giáo xứ Văn Phú, thuộc xă Quảng Văn, Quảng
Trạch, để ngược ḍng sông Gianh khoảng 20 km lên Sảo Phong của xă
Phong Hóa, Tuyên Hóa cùng trong vùng đất Quảng B́nh để định cư.
Ngăn sông cách đ̣ với giáo xứ Minh Cầm, nên nhóm tín hữu này chỉ
biết tụ họp trong từng gia đ́nh hay vài hộ lại với nhau sau mỗi ngày
cày cấy, chài lưới lao nhọc để cầu kinh nguyện ngắm. Việc đến nhà
thờ lễ lạy may ra là vào ngày Chúa nhật. Nhưng rồi dân số tăng dần
khiến việc tập trung tại tư gia không c̣n thuận tiện. Ngồi dưới gốc
cổ thụ dọc bờ sông để nguyện kinh th́ sợ sâu muỗi, rắn rít và không
xứng hợp. V́ thế dầu đang phải kiếm sống từng ngày, họ cũng cố gắng
để làm một ngôi nhà nguyện với 2 đốc xây bằng gạch đá, hai tường dọc
trét tóc-si và lợp ngói. Sau khi làm xong nhà nguyện và được nhập
hàng giáo họ trong Hội Thánh, nhóm tín hữu này đă lấy 2 chữ cuối của
quê hương cũ Văn “Phú” và quê hương mới Sảo “Phong” mà đặt tên cho
ḿnh là Phong Phú.
Xuất phát từ vùng đất chuyên làm nghề sông nước, và lên quê hương
mới nghề đánh bắt cá vẫn là một phần chính của họ, nên các tín hữu
Phong Phú đă nhận thánh Phêrô làm Quan Thầy. Chữ Phêrô trong tiếng
Hy lạp là Petros dịch từ chữ Kêpha của tiếng Aram, có nghĩa là Đá,
Tảng Đá.
Do nằm giữa chiến tuyến thời Nam Bắc phân đôi, nên cùng với nhiều
nhà thờ dọc hai bờ sông Gianh, nhà thờ Phong Phú cũng đă từng hứng
chịu những làn bom đạn, nhất là vào năm 1968. Tuy không bị b́nh địa,
nhưng phải chắp vá măi mới có thể tạm sử dụng. Ba năm trước, khi có
dịp được thăm ngôi nhà nguyện này, thú thật khi vào trong đó tôi vừa
đi vừa phải lo canh chừng v́ thấy mái nhà như sập đến nơi. Và Ban
hành giáo nơi đây lúc bấy giờ cũng cho tôi biết khi trời mưa gió lớn
một chút là họ không dám vào nhà nguyện để lo việc phụng vụ.
Sau ngày đất nước thống nhất, dự định tái thiết nhà nguyện là một
trong những nỗi mong muốn nhất của các tín hữu nơi đây. Thế nhưng
những khó khăn về kinh tế và nhiều nguyên do ngoại tại khiến họ cứ
phải sống trong chờ đợi.
Cuộc sống luôn có những phép mầu mà những ai có đức tin mới nhận
ra; và quả thật trong cái rủi có cái may. Năm ngoái, qua hai cơn băo
lụt số 2 và số 5, ngôi nhà nguyện đă hoàn toàn sụp đổ. Chính do
không c̣n nơi sinh hoạt phụng tự nên họ đă nhận được giấy phép xây
dựng ngôi nhà thờ mới.
Lẽ ra các tín hữu nơi đây đă khởi móng cách mấy tháng trước.
Nhưng v́ họ muốn tổ chức vào ngày lễ Quan thầy Phêrô để đánh dấu
lịch sử. Tuy nhiên vào chính ngày lễ Phêrô - 29/06 vừa rồi th́ giáo
phận có đại lễ truyền chức linh mục, nên họ lại phải dịch vào ngày
hôm qua 02/07/2008.
Với vùng đất Nghệ Tĩnh B́nh, ngày lễ Quan thầy như là ngày hội
của một họ đạo, là ngày giỗ tổ của một cộng đoàn tín hữu. Trong ngày
này, bà con họ hàng, bạn hữu xa gần thường đến để dự lễ cầu nguyện
và chung vui với các gia đ́nh. Thêm vào đó, vào ngày lễ kính Thánh
Quan thầy Phêrô năm nay, giáo họ Phong Phú c̣n được Đức giám mục
Phaolô Maria Cao Đ́nh Thuyên về chủ sự nghi lễ Đặt viên đá đầu tiên
để xây dựng nơi phụng tự, nên Thánh lễ càng hết sức long trọng.
Trong Thánh lễ khởi công lúc 9 giờ, c̣n có 5 linh mục trong và
ngoài giáo hạt, nhiều vị khách phương xa, các cấp chính quyền và
đông đảo tín hữu trong các họ đạo của xứ Minh Cầm đến chung vui với
400 tín hữu Phong Phú.
Nguồn : Trang Web Giáo Phận
Vinh
|