
Lược
sử Giáo xứ Phú Yên
LÀNG TÂN YÊN – XỨ PHÚ YÊN
KỶ YẾU
H̀NH THÀNH & PHÁT TRIỂN
Trong phần mở đầu cuốn sách Giáo xứ Phú Yên, làng Tân Yên, Lm.
F.X. Nguyễn Hùng Oánh đă viết: “Mến yêu quê hương, hănh diện về ngôi
Thánh Đường đứng nhất nh́ Giáo phận Vinh đă trở thành truyền thống
tốt đẹp của người Tân Yên khắp năm châu”. V́ thế bà con quê hương
Tân Yên ở trong và ngoài nước đă đóng góp những khoản tiền và ngày
công đáng kể để bảo tồn ngôi thánh đường, xây dựng nhà xứ mới, pḥng
học, giúp đỡ người nghèo, nâng đỡ học sinh bằng tiền khuyến học,
đóng bàn ghế mới cho học sinh, đóng góp phần lớn ngân sách vào nguồn
điện thắp sáng cho dân làng, đào giếng, xây giếng nước và tất cả mọi
thành quả chúng ta đă làm được là một việc đáng trân trọng cần ghi
nhớ để tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn ông bà tổ tiên đă khai sinh ra
Làng Tân Yên, giáo xứ Phú Yên hôm nay.
Các thế hệ Tân Yên chúng ta đang cố gắng để không hổ thẹn với tổ
tiên, làng nước. Hy vọng con cháu Tân Yên luôn biết phát huy ḷng
yêu mến quê hương, kính nhớ ông bà tổ tiên, ra sức học hành, tu
dưỡng đạo đức để bồi đắp, giữ ǵn những ǵ Ông Cha ta xây dựng và để
lại cho hậu thế.
Chúng ta cùng điểm lại những chặng đường lịch sử, những sự kiện
mà Làng Tân Yên – Giáo xứ Phú Yên đă trải qua trong suốt quá tŕnh
h́nh thành và phát triển
I. THỜI KỲ KHAI NGUYÊN
Đất Tân Yên (Xóm Mới) trước chỉ là một g̣ đất nổi lên giữa hai
ḍng Mai Giang uốn quanh, bởi sự h́nh thành do hai nguồn đất: một
nguồn từ dăy núi Rồng trôi xuống, một nguồn nữa là do sự bồi đắp từ
biển cả (theo giả thuyết giải thích căn cứ vào kết quả hai mũi khoan
khai thác nguồn nước ngầm ở độ sâu 80m). V́ là g̣ đất nổi, nên thuận
lợi cho các thuyền te tới đậu, nhất là thuận lợi cho việc đi lại của
khách từ Phú Nghĩa hạ (Kẻ Hàu) và Phú Nghĩa thượng (Kẻ Mơ) tới Huyện
lỵ và vùng khác, nên đă dùng đ̣ ngang tới cồn đất nầy. Từ đó cồn đất
này có tên “Bến Lở”: “Bến” là nơi đến và đi, “Lở” là do sự bồi đắp
đất cát và xói ṃn của ḍng nước, cũng là một thứ đến và đi của đất
cát.
Như vậy đất Tân Yên được h́nh thành qua sự kiến tạo của thiên
nhiên và thuộc địa danh Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An, phía Bắc Miền
Trung, Việt Nam.
II. THỜI KỲ H̀NH THÀNH
(Từ năm 1830 đến 1870)
Là một g̣ đất nổi, nên dần dần qua thời gian năm tháng, các nhóm
họ tộc từ các nơi đă lần lượt đến Bến Lỡ( Xóm Mới )Tân Yên lập cư và
tuần tự gồm tất cả các nhóm chính:
1. Nhóm Phú Nghĩa hạ (Kẻ Hàu): Xét về mặt địa lư, làng Kẻ Hàu
trải dọc theo sông đông tây, nhưng phía sau (đông và bắc) th́ lại
chênh vênh trên “cao nguyên” đất đá do triền Núi Rồng đổ xuống. Ở
trung tâm làng, trên một g̣ đất và đá có một số gia đ́nh Công giáo
với ngôi nhà nguyện nhỏ bé trong một làng lương đông đúc thuộc giáo
họ Mành Sơn. Theo sử sách để lại th́ Ông Cố Mựi cùng với gia đ́nh
lên Bến Lở (Xóm Mới) để giữ đạo v́ thời gian vào khoảng năm 1830
thời Tự Đức thập niên ra sắc chỉ cấm đạo nên ngôi nhà nguyện đă bị
đốt phá b́nh địa.
Sau khi Cố Mười lên Bến Lở, có gia đ́nh Bà Trần Thị Thử (thân mẫu
của Ông Nguyễn Văn Tự hay c̣n gọi là cố Trùm Hân) cũng lên Bến Lỡ
lập cư. Rồi theo thời gian năm tháng và thời cuộc, cũng như do sinh
kế, các nhóm tiếp theo đă lần lượt tới Bến Lở sinh sống và lập
nghiệp. V́ thế dân quanh vùng tặng cho Bến Lở danh từ “Xóm Mới”. Xóm
Mới trở thành nơi đất lành chim đậu. Số người đến sinh sống mỗi ngày
một tăng thêm. Tôn giáo là mối dây linh thiêng liên kết dân Xóm Mới
thành một xóm đạo dưới sự hướng dẫn của Cố Mười trực thuộc giáo họ
Mành Sơn (Mành Sơn lúc đó đang là một Họ của xứ Cẩm Trường).
2. Nhóm Phú Nghĩa thượng (Kẻ Mơ): Thuộc ḍng tộc họ Trương danh
tiếng, đổi sang họ Nguyễn (họ nhà vua lúc đó) và sang Xóm Mới sinh
sống v́ lư do tôn giáo hơn là v́ kế sinh nhai. Trong nhóm nầy, nổi
tiếng là Bà Cục Làng, chồng họ Chu cùng với mấy người cháu có học
thức là: Ông Chu, Ông Trạch, Ông Hanh, Ông Khương.
3. Nhóm Thanh Dạ: Nguồn gốc phát xuất từ Ông Bà Cố Mến, cuối thế
kỷ 18, Cố Mến, người lương, ở Thạch Động (Quỳnh Thạch ngày nay) về
Thanh Dạ sinh sống, lập gia đ́nh, sinh được bảy người con, trong đó
có năm người xuống Xóm Mới (Tân Yên) lập nghiệp là: Ông Yến, Ông
Phảng (Phàng), Ông Phùng, Ông Hiêng, Bà Hợu. Cùng đi với Ông Hiêng
có mấy người anh chị em họ là: Bà Tri (Bà Bối), Ông Diện, Ông Kư
Thuân, Ông Trinh.
4. Nhóm Kẻ Ṣ: Xuất phát từ Ông Bùi Nhật Nghĩa (hay Ngăi) sinh
khoảng năm 1865, từ Làng Ṣ ra Tân Yên lập nghiệp, kết hôn với Bà
Nguyễn Thị Hoan con gái Bà Cố Yến, Ông là thân phụ Linh mục Bùi Nhật
Nghiệm.
5. Nhóm Kẻ Ng̣: Xuất phát từ Ông Bà Câu Lương họ Trần, sinh quán
ở thôn Ngọc Thanh vùng Kẻ Ng̣ (Song Ngọc). Bà Câu là người họ Nguyễn,
Ông Bà sang Tân Yên lập nghiệp, làm ăn giàu có. Cùng với Ông Bà Câu
Lương có Bà Miện (Thân mẫu của Ông Viện) ở Làng Trúc Vọng (Kẻ Ng̣);
Ông Trần Ngọc Liêu (thân phụ của Linh mục Trần Ngọc Thủy); Ông Trớc
(thân phụ của Ông Kư Toản); Ông Trùm Cam.
6. Nhóm Kẻ Ḷ: Bắt đầu từ Ông Trần Quang Tuế (gọi là Ông Kư Đuyến)
ra Tân Yên lập nghiệp, xây dựng gia đ́nh với con gái Ông Bà Cố Yến (Bà
Kư Đuyến).
7. Nhóm Đồng Bạch: Xuất phát từ Ông Học Thởng ( hay Thởn) ở Đồng
Bạch (Quỳnh Bá hiện nay), xuống Xóm Mới dạy học và lập nghiệp. Linh
mục Nguyễn Hữu Nhường là hậu duệ đời thứ 4 của ông.
8. Nhóm Kim Đôi (Trung Nghĩa, Hà Tĩnh): Xuất phát từ Ông Bà Cố
Th́n có năm người con ra Xóm Mới lập nghiệp: Bà Gián, Bà Thiên, Ông
Quyết (Ông Trùm Phương); Bà Thể, Bà Điểng. Ông Quyết là Ông Nội của
thầy Nguyễn Trung Hiếu, Lm. Nguyễn Xuân Thảo, Lm. Nguyễn Công Minh.
Ngoài 8 nhóm chính c̣n có các nhóm lẽ nơi khác đến Tân Yên sinh
sống và lập nghiệp từ sau năm 1900 (xin xem Bản Phả Đồ Làng Tân Yên).
V́ vậy khi nói đến gia phả nguồn gốc Làng Tân Yên, Ông Nguyễn
Ngọc Xoan đă thể hiện tâm trạng của ông đối với quê hương qua mấy
vần thơ:
Khéo tay Tạo Hoá nhiệm
mầu
Đất Tân Yên đă có hầu bao năm,
Thuở xưa khởi sự cha ông,
Có tên Xóm Mới bên sông tà tà,
Vốn người gốc ở Ṣ ra,
Cùng người Thanh Dạ hợp hoà tạo nên,
Vào thời Tự Đức thập niên, (1855)
Triều đ́nh cấm đạo ẩn yên qua ngày,
Chuyên nghề chài lưới hăng say,
Nửa cơm nửa cháo qua ngày dung thân,
Mây trời đưa đẩy dần dần,
Tạo nên phồn thịnh dân sinh lan tràn,
Xóm Mới đổi lại Tân An
Biến thành xứ đạo vẹn toàn vẻ vang
Ra công bồi đắp sửa sang,
Cùng nhau xây dựng hiên ngang xóm làng,
Công tŕnh cải tiến mọi đàng,
Lập nên xứ sở muôn vàn bao la,
Trải qua non nước t́nh nhà
Đất lành chim đậu kể ra từ ngày,
Thợ Trời sao khéo vần xoay,
Khiến nên ra cơi vùng này đẹp xinh
Trường giang uốn khúc bao quanh,
Thuỷ triều lên xuống nước xanh một màu
Ba bề làng xă gần nhau,
Thuyền buồm xuôi ngược chậm mau hữu t́nh,
Hoàng hôn ban sáng b́nh minh,
Bóng in mặt nước hữu t́nh biết bao,
Lưới chài nhộn nhịp ra vào,
Quanh năm phồn thịnh trải bao tháng ngày
Chính nghề chài lưới chuyên tay,
Nhà trên thuyền dưới đêm ngày đủ no,
Trước sau tấp nập mành đ̣,
Nhà tranh nhà ngói nhỏ to nhiều màu,
Đông tây qua lại đầu cầu,
Ngước trông trước mặt rồng chầu thắm tươi,
Núi rồng cao rộng lưng trời,
Sông Hàu nước chảy ra nơi cửa Quèn,
Ghe thuyền xuôi ngược đua chen,
Kẻ buôn người bán bao phen rộn ràng,
Cảnh ngoài xem vẻ giàu sang,
Phú Yên tên gọi vẻ vang từ ngày
Thánh đường cao ngất quư thay,
Nguy nga tráng lệ xem ngay hùng hồn,
Xưa nay vẫn có tiếng đồn,
Phú Yên thắng cảnh chẳng c̣n nói không,
Đành rằng gạo chợ nước sông,
Trải bao thế hệ cha ông đêm ngày,
Lưu truyền con cháu thời nay,
Ai người chính gốc đông tây hướng về…
II. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN
(Từ năm 1870 đến 1920)
Sau khi có số người đông đúc và để có điều kiện sinh hoạt tôn
giáo cho thuận tiện, bà con Xóm Mới đă xây dựng ngôi Thánh đường và
được thành lập Giáo họ vào năm 1870, lấy tên là Giáo họ Tân Yên,
trực thuộc Giáo xứ Cẩm Trường. Ngôi nhà thờ Họ được xây dựng bằng gỗ,
dài 20m, rộng 10m, đây cũng chính là di tích lâu đời nhất của Giáo
xứ Phú Yên. Hiện nay giáo xứ đang chuẩn bị trùng tu, bảo tồn để làm
nhà truyền thống của giáo xứ.
Đến năm 1879 giáo dân lại tiếp tục xây dựng nhà xứ khá khang
trang đủ cho Cha quản xứ và khách của xứ sinh hoạt.
Sau khi Giáo Họ có số giáo dân đă đông đúc là 1.011 người, th́
ngày 14/02/1920 Đức Cha Andre Eloy Bắc đă kư sắc lệnh cho thành lập
Giáo Xứ, lấy tên là Giáo Xứ Phú Yên, tách từ xứ Mẹ Cẩm Trường. Cha
Phêrô Quỳ là Linh mục quản xứ tiên khởi.
Sau khi thành lập giáo xứ, dân Xóm Mới – Tân Yên thịnh vượng và
phát triển về mọi mặt. V́ thế Ông Tú Giáp người Làng Mơ dạy Hán học
ở Làng Tân Yên đă ghi lại cảm nhận của ông về CẢNH LÀNG TÂN YÊN qua
những vần thơ đầy màu sắc, tả thực mà như mơ, như vẽ:
Tùng Mai non nước nhà ta,
Đất Tân Yên mới dựng ra từ ngày…
Thuở Trời trải khéo vần xoay,
Mở mang ra cơi đất nầy cũng xinh.
Sông ṿng hói bọc chung quanh,
Một g̣ nhà ngói nhà tranh sắp bày
Trông ra núi đỏ hây hây,
Sông xanh leo lẻo buồm chài thinh thinh
Cảnh sao cảnh khéo hữu t́nh,
Dễ đem ngọn bút vẽ tranh truyền thần
Ngắm đi ngắm lại mấy lần,
Vẽ sao cho đúng cảnh Tân Yên mà
Sông Mai quanh lại ṿng ra,
Bồi thêm cánh băi ch́a ra trước làng
Phía sau hói sác mênh mông,
Phía Tây cầu bắc, phía Đông đ̣ chèo.
Thành ra bốn mặt thuỷ triều,
Dầu không tấc ruộng nhưng nhiều bát ăn
Thông thương trải khắp xa gần,
Rơ ràng bể bạc sông ngân dồi dào
Ngư diêm lợi biết là bao,
Lưới về mành trẩy ra vào luôn canh
Đội ơn Thiên Chúa tạo thành,
Chúa ban ơn lắm lại thanh lịch nhiều.
Lầu son gác tía mỹ miều,
Có bề phong vận có chiều thanh tân
Cửa hàng có phố ở gần,
Rượu tây thuốc bắc đủ phần thiếu chi.
Đường tây, sữa hộp, cà phê,
Đồng hồ xe đạp thiếu ǵ kẻ chơi
Bàn đèn có kẻ mua vui,
Áo quần, bàn máy có nơi sẵn sàng
Nhà quê nhưng cũng phố phường,
Ăn chơi đủ món phô trương đủ màu
Xem ra cũng lắm kẻ giàu,
Người đông của khó dễ đâu sánh tày
Mới xem một cảnh làng đây,
………………………………
Ai ơi muốn học phố phường,
Phải xem cho rơ cảnh Làng Tân Yên.
Địa đồ nầy vẽ như in,
Bút hoa nầy cũng đă quen vẽ vời.
Thư y nhân lúc ngồi rồi,
Phẩm đề xin hoạ vài bài thêm hoa
IV. THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH
(Từ năm 1920 đến 1954)
Khi số giáo dân đă đông đúc và v́ nhu cầu mục vụ, Cha già Quỳ đă
chuẩn bị một số nguyên vật liệu để xây dưng ngôi Thánh đường mới,
nhưng v́ ngài chuyển đi quản nhậm xứ khác, nên đầu năm 1934, dưới sự
chăn dắt của Linh mục quản xứ Phêrô Cao Hữu Hân, Thánh đường mới đă
được khởi công xây dựng. Linh mục Phêrô Bùi Nhật Nghiệm (người Tân
Yên) trực tiếp vẽ mẫu và chịu trách nhiệm về mặt kiến trúc. Một Ban
kiến thiết được thành lập do cha Hân đứng đầu cùng với các ông: Trần
Tuất, Nguyễn Lưu Phương, Bùi Nhật Tân, Bùi Nhật Huân. Các thầy giáo
biện cung cấp nhân công hàng ngày. Ông giữ việc Trinh khi nào cũng
có mặt. Ông Bà phó Nụ lo cơm nước cho thợ. Cả một bầu khí tinh thần
hăng say làm nhà thờ nhờ ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
Năm 1934 khởi công và đến năm 1937 th́ hoàn thành. Trong ba năm xây
dựng thánh đường, lưới được mùa, mành trẩy buôn bán phát đạt đảm bảo
cho nguồn tài chính. Về ngân sách, khi khởi công chỉ có 10.000,00đ (tiền
Đông Dương) nhưng khi hoàn thành th́ tốn phí mất 700.000,00đ, tính
theo thời giá trị hiện nay vào khoảng 19.000.000.000,00đ (mười chín
tỷ đồng). Thánh đường mới có chiều dài là 46,5m ; rộng 13,5m; tháp
cao 37m. Thánh lễ làm phép Nhà Thờ được tổ chức long trọng vào năm
1938 nhân dịp Đức Cha Bắc đi kinh lư. Tước hiệu Nhà Thờ là Chúa
Kitô Vua vũ trụ.
Thánh đường giáo xứ là một công tŕnh vĩ đại đă được nhiều kỹ sư
trong và ngoài nước ca ngợi thán phục vẻ đẹp hài ḥa vừa cổ vừa kim
không lỗi thời nhưng kiên cố. Khi nói về ngôi Thánh đường, Ông
Nguyễn Ngọc Xoan đă thả hồn qua mấy vần thơ:
Cha Hân, cha Tạo hai cha,
Hiệp cùng cha Nghiệm một
nhà trúc sư,
Một tay mẫu mực nhân từ,
Đốc công chỉ vẻ chẳng từ
ngày đêm.
Việc làm ngày tháng liên
miên,
Gian lao tất tưởi tiếp
liền ba năm.
Ba tư- Ba bảy (1934-1937)
mới xong
Đầu năm ba tám (1938) nên
công hoàn thành
Biết bao vật dụng ngổn
ngang
Xi măng, đá, sắt trăm
ngàn bào la
Gạch vôi, cát, sạn kể
qua,
Ghe đi mành lại thật là
luôn phiên.
Mua từ miền bắc xa miền
Hải Pḥng, Hà Nội ghe
thuyền ghé qua.
Bùi Chu Phát Diệm cũng ra
Đồ hàng mua bán điều hoà
liên miên,
Cha con khó nhọc ngày đêm,
Nhân tài vật lực bạc tiền
quản bao.
Ơn trên đổ xuống dồi dào
Mùa màng mặc kệ phó giao
cho Trời.
Đồng bào công tác tơi bời,
Nào cây, nào đá, nào vôi
cả ngày.
Đào hào, đào móng đóng
cây,
Trộn hồ, gài sắt bao ngày
gian lao,
Ghe thuyền tiếp liệu ra
vào,
Tha hồ khuân vác, xôn xao
đêm ngày
Bốc lên vừa hết thuyền
này,
Tiếp sang thuyền khác
chất đầy lại vơi,
Sáng trăng nào khác tối
trời,
Không trăng đèn thắp sáng
ngời thay trăng
Càng làm sức mạnh càng
hăng,
Dựng xây nhà Chúa ai rằng
tiếc chi…
Thợ xây Phát Diệm Bắc Kỳ,
Toàn tay thợ giỏi phải
chi tầm thường
Công lao cả mấy năm
trường
Thật là phép nhiệm khôn
lường biết bao.
Chúa ban ơn xuống dồi dào,
Nói sao cho hết công lao
thực hành,
Cha Hân cố gắng hết ḿnh,
Đồng bào đoàn kết trọn
t́nh giúp nhau
Lừng danh nổi tiếng đâu
đâu,
Thánh đường lộng lẫy tựa
hồ núi cao,
Tân Yên vui sướng dường
bao,
Dựng xây nhà Chúa, Chúa
nào phụ ơn.
Nhưng mấy vần thơ trên cũng chưa đủ để ông Nguyễn Ngọc Xoan thoả
măn về kỳ công xây dựng và vẻ đẹp của ngôi thánh đường, ông c̣n thể
hiện thêm qua mấy ḍng thơ khi ngôi thánh đường hoàn thành vào năm
1937:
Thánh đường rực rỡ muôn
phần
Ngắm xem trên dưới tuyệt trần nguy nga.
Xiên xiên hai mái mặn mà,
Kết ren ḿnh nóc ngang ra mỗi đầu.
Hai mươi bốn mái trước sau,
Phía trên cung Thánh bu cao bát vần
Tháp tiền chót vót chuông ngân,
Dọc ngang trên dưới hiệp phần chung nhau.
Xây cất theo kiểu bắc cầu,
Gọng tôm gọng vó gối đầu liên can
Công tŕnh kiến trúc khang trang,
Nh́n xem tuyệt hảo chu toàn nào hơn,
Vững vàng như núi Mành Sơn,
Cửa gài đúc cuốn hai bên giáp tường.
Chu vi bốn mặt Thánh đường,
Chạy dài năm chục mét tường c̣n dư,
Chiều ngang hai chục đă trừ,
Bề cao hai chục kể từ nóc thôi,
Tháp cao bốn chục đo rồi,
Mặt tiền, mặt hậu th́ thôi tính ǵ,
Bốn bề trên dưới chung quy,
Thang lồng trôn ốc lên th́ tháp chuông,
Kính màu chiếu sáng tứ phương,
Bê tông cốt sắt giằng tường không ngơi.
Công lao kiến trúc tuyệt vời,
Trong ḷng bốn dăy ghế ngồi thênh thang
Chứa người được cả trăm, ngàn,
Tŕnh bày đẹp đẽ huy hoàng tốt tươi.
Kính màu xanh thẳm da trời,
Sắc vàng đỏ tím sáng ngời đẹp xinh.
Nh́n vào như ánh b́nh minh,
Trên trần gọng vó kết h́nh với nhau.
Thật là một vẻ sang giàu,
Trong, ngoài, trên, dưới hoà nhau mọi đàng
Thánh đường tuyệt sắc khang trang,
Tân Yên nổi tiếng giàu sang đă từng.
Cha Hân quản xứ nhọc ḷng,
Ra tay kiến tạo kỳ công khác thường,
Dằng dai cả mấy năm trường,
Nhiều cha xứ trước tính đường thấp cao.
Cha Hân kêu gọi đồng bào,
Toàn dân hưởng ứng đổ vào việc chung.
Sức người sức của tập trung,
Thành phần đoàn thể đều cùng chia ra.
………………………………….
Tứ bề vẻ đẹp hiên ngang,
Thuyền qua, khách lại ngỡ ngàng dừng chân
Thật vậy, công tŕnh ngôi thánh đường là công, của, cả làng Tân
Yên hy sinh bớt ăn, bớt mặc để làm sáng danh Chúa. Nhưng ai cũng
phải ghi nhận rằng: Người có công lớn nhất là cha Cao Hữu Hân, cha
Bùi Nhật Nghiệm.
Song song việc xây dựng nhà Chúa, giáo xứ c̣n phát triển về các
mặt:
A- VĂN HÓA VÀ PHONG TỤC
Đất Tân Yên xưa có tiếng là nơi lắm chữ nghĩa. Các nhà phú hộ
chuộng văn chương chữ nghĩa đă nuôi thầy đồ dạy chữ nho cho con cháu
ḿnh. Nhờ sự học hành, nên dân trí được nâng cao, thuần phong mỹ tục
cũng được duy tŕ và phát triển. Làng có luật lệ, kỷ cương, ai vi
phạm phải chịu phạt tiền cùng với một số h́nh thức khổ nhục.
1. Về quan chức: Ngoài chức vụ lư trưởng, hương hào chuyên trách
công việc hành chính do chế độ đương thời quy định, lệ làng c̣n đặt
ra những chức tước danh dự: Lư, Nhưng, Tri, Nhiêu. Muốn có chức tước
nầy phải bỏ tiền ra mua: Lư, Nhưng 100 quan, Tri 60 quan, Nhiêu quan
đồng.
2. Về luật xứ: Quy định về nguyên tắc phân kính các thứ ngắm
trong Tuần Thánh, quy định nghĩa vụ đóng góp để gây công quỹ chi
tiêu cho giáo xứ.
3. Về chức vụ: Ngoài chức vụ Trùm xứ, Thủ dịch, Giáo biện được
bầu, xứ c̣n đặt ra những chức vụ danh dự Kư xứ, Trương xứ, Thông xứ.
Những chức vụ nầy cũng phải mua bằng tiền, nhưng được tuyển chọn về
mặt đạo đức: Kư xứ 150 quan, Trương xứ 120 quan, Thông xứ 100 quan.
Trùm xứ, Thủ dịch, Giáo biện cùng với Kư, Trương, Thông được gọi
chung là “hàng xứ”. Tất cùng nhau họp bàn vào những dịp lễ lớn. Vai
tṛ của Cha Chánh xứ: lănh đạo, chấp thuận các quyết định của hàng
xứ.
4. Về tổ chức hành chính Đạo/Đời: Gồm có hai khối song song với
nhau, khi cần th́ giúp đỡ nhau. Hai khối đó, người dân thường gọi là
Nóc Làng, Nóc Xứ.
5. Nghề nghiệp: Dân chài lưới di cư đến Bến Lở, bước đầu sinh
sống bằng nghề đánh te, sau khi có người đông đúc, làm ăn phát đạt
th́ nghề đánh cá biển xuất hiện. Mỗi năm làm nghề biển được chia
thành hai mùa đánh cá: Mùa lưới mùa và mùa lưới chiêm. Chủ thuyền
gọi là nhà nghề và phần hưởng thụ được chia theo phần việc: thợ, đầu
neo, trai, bạn.
Ngoài làm nghề biển c̣n có thêm nghề làm mắm (đâm), nghề nấu nước
mắm, nghề nuôi lợn, nuôi gà vịt, nghề đánh dây neo, đan chài lưới,
nghề thợ vàng thợ bạc, nghề may máy, nghề đi gánh nước ngọt về bán
lại và dùng.
B- TRƯỜNG HỌC
Sau khi có ngôi Thánh đường mới (1938) nhà thờ cũ được chuyển
sang làm trường học đủ pḥng cho 5 lớp học. Thầy Trần Ngọc B́nh (Thầy
giáo Tháp) được cha già Hân mời ra làm Hiệu trưởng, nhưng lúc đó
thầy mới 18 tuổi nên phải nhờ ông Nguyễn Đức Dung đứng tên Hiệu
trưỏng. Có thể nói thầy Trần Ngọc B́nh đă đào tạo cả một thế hệ ”có
học” cho làng Tân Yên. Sau này có thầy Nguyễn Nhàn, Nguyễn Tấn, Lê
Quư Nhơn được mời ra dạy. Thời cha Hậu, có thầy Trần Vĩnh Tân được
mời ra dạy. Những thầy giáo vừa kể trên là phái “tân học”, c̣n đối
với Nho học th́ học tại tư gia, các gia đ́nh khá giả tổ chức mời các
thầy tới dạy như thầy Học Khảo (Cầu Giát) thầy Học Mai (Quư Hoà)
thầy Học Bân (Tân Yên), thầy Học Phùng, thầy Học Tài…
C- CÁC HỘI ĐOÀN
1. Hội Kèn Tây: Gọi là hội kèn Tây
để khỏi lẫn lộn với hội Bát âm (hội kèn ta) được thành lập từ đời
cha già Quỳ quản xứ (1930) do mấy người con của ông Nguyễn Lưu
Phương khởi xướng và luyện tập. Ông cố cụ Nguyễn Ngọc Đức là Hội
trưởng, Ông Nguyễn Đức Dung luyện tập.
2. Hội Ca Vịnh Rôcô: Là Hội hát (Ca
đoàn) nhận thánh Rôcô làm quan thầy, được thành lập theo nhu cầu
phụng vụ, nghĩa là Hội được thành h́nh từ lúc có Thánh lễ thường
xuyên ở làng. Nhóm đầu tiên lập thành Hội nghĩa là có quy củ, điều
lệ, gồm bảy người: Thầy Trần Ngọc B́nh, Ông Nguyễn Văn Chất, Ông
Nguyễn Văn Thiên, Ông Nguyễn Văn Biểu, Ông Bùi Nhật Hoá, Ông Nguyễn
Ngọc Đức, Ông Nguyễn Văn Chước. Sau nầy có thêm: Ông Trần Vĩnh San,
Ông Nguyễn Văn Mẫn, Ông Nguyễn Duy Dương, Ông Trần Đăng Khoa, Ông
Trần Đ́nh Khuê, Ông Trần Kim Mỹ, Ông Trần Văn Tự….
3. Hội Bát Âm: Gồm những người biết
thổi sáo, biết đánh đàn, biết kéo nhị họp lại, dùng tài năng của
ḿnh để ca tụng Thiên Chúa, hát mừng Đức Mẹ trong các dịp rước kiệu.
Dụng cụ Bát Âm thường dùng là: Sinh tiền, sáo tre, đàn, nhị, trống,
phách. Những người đă đóng góp tài năng trong Hội Bát âm: Ông Nguyễn
Văn Nguôn, Ông Nguyễn Văn Sương, Ông cố cụ Nguyễn Huy Nhiếp, v.v..
4. Hội Đá Bóng: Tân Yên có truyền
thống về đá bóng vào loại giỏi. Đầu thập niên bốn mươi (1940-1944),
Hội đá bóng Tân Yên nổi tiếng nhờ những người: Thủ môn: Ông Nguyễn
Văn Thắng; Hàng biên: Ông Nguyễn Văn Sương, Ông Nguyễn Văn Ḷng, Ông
Trần Đăng Khoa, Ông Nguyễn Văn Chước, v.v..
5. Thành ngữ Tân Yên :
- Hay như thuốc Cụ (Thuốc của Cha Tạo ,cha Hân)
- Chữ nghĩa văn chương không bằng cái xương con cá lẹp: V́ không
có điều kiện học và khi đi làm th́ có thu nhập, nên mấy người đi làm
nghề khinh mấy người đi học.
- Nói trầm như Ông Xuân Cam: Ông thuộc ḷng các thứ ngắm.
- Chuyện thánh như Ông Trùm Cảnh: Ông nhớ hết các truyện hạnh các
Thánh v́ ông siêng năng đi tham dự thánh lễ và đọc kinh tối.
- Học trừ b́a: Học sách bổn thuộc ḷng đến cả nhớ trang, câu hỏi
thưa như Ông Nguyễn Huy Cử (Cở).
- Bụng to như bụng Ông Truy: Ông có cái bụng to như phụ nữ có
thai nhưng không phải v́ bị bệnh.
- Nói bờ hàn: Từ nầy dùng cho những người ngồi bàn luận với nhau
riêng khi ngồi mát vào đêm ở bờ hàn (mép sông), mà qua các cuộc họp
không dám đưa ra hoặc đề xuất ǵ.
- Lư Phó Tao, mép thầy kiện: Ông Phó Tao ăn nói có đầu, có đuôi,
có lư sự, ai cũng kính nể. V́ thế trong làng ai ăn nói có lư sự th́
được gọi là “lư Phó Tao”.
- Bẩn như Măn Mèo: Ở làng Mơ có ông tên là Mận, điên điên khùng
khùng, thường sang Tân Yên vớt những đồ bẩn để ăn.
6. Ơn Gọi Tu Tŕ: Các Linh mục, Chủng sinh và Tu sĩ: Trong thời
gian 34 năm từ 1920-1954 đă có hai linh mục và hai nữ tu khấn trọn
đời:
- Linh mục Phêrô Bùi Nhật Nghiệm sinh năm 1889 tại Tân Yên, nhập
chủng viện Xă Đoài năm 1903, thụ phong Linh mục ngày 23/12/1922
- Linh mục G.B. Trần Ngọc Thuỷ sinh năm 1901, tại Tân Yên, thụ
phong Linh mục năm 1936.
- Soeur Maria Nguyễn Thị Tuyến sinh năm 1913 tại Tân Yên, khấn
trọn đời năm 1933 tại ḍng Phaolô Hà Nội.
- Soeur Elisabet Chu Thị Tùng sinh năm 1918 tại Tân Yên, khấn
trọn đời năm 1933 tại ḍng Phaolô Hà Nội.
7. Về Nhân Danh: Tính đến tháng 12/1954 là 2.300 người.
V. THỜI KỲ TỪ NĂM 1954 ĐẾN 2004
1. Cảnh tượng năm 1954
Đó là một ngày đă đi vào kư ức của người dân làng, bắt đầu vào 15
giờ chiều ngày 21/12/1954, người dân trong làng di tản ồ ạt vào Miền
Nam Việt Nam. Với một số dân đông đúc trước đó là 2.300 người, chỉ
c̣n vọn vẹn 297 người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Sự chia ly không
báo trước này là một bước ngoặt lớn trong đời sống của xóm thôn:
chồng xa vợ, cha xa con, anh xa em… cứ thế đeo đẳng suốt 21 năm ṛng.
Ở đây, những con người phải chịu bao đau thương và mất mát – 21 năm-
một quăng thời gian quá ngắn ngủi để hàn gắn những vết thương của
lịch sử.
Những sự chia ly đau thương và đầy mất mát đó là một thử thách
lớn đối với những người dân quanh năm ”bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời”. Cảm tác trước những chia ly nầy, Ông Nguyễn Ngọc Đức (thân
phụ của Lm. Nguyễn Xuân Thảo & Nguyễn Công Minh) đă thốt lên:
… Ơn Trời sinh được bảy
trai,
Bốn con làm Thánh, ba con xa vời,
Ḿnh cha hiu quạnh một nơi,
Mẹ thời Phú Quốc, con thời Nha Trang,
Gia đ́nh cắt đứt tang hoang…
2. Ngày 25/10/1958: Đức Cha G.B. Trần Hữu Đức đi kinh lư và ban
bí tích Thêm sức cho các em. H́nh thức đón tiếp Đức Giám mục đối với
giáo dân bằng đường bộ hoặc đường thuỷ từ xứ nầy sang xứ khác. Ngài
đến với giáo xứ Phú Yên, một giáo xứ với số giáo dân chỉ vọn vẹn hơn
300 người và c̣n không khí buồn thảm của cảnh chia ly. Tới mỗi xứ,
Đức Giám mục quan tâm lo lắng cho việc học hành văn hoá và giáo lư.
Ngài an ủi động viên từng con chiên mà Ngài chăm lo, Ngài c̣n kiểm
tra giáo lư Thêm sức theo chỉ định của Ngài trước ngày ban bí tích.
3. Ngày 1/6/1960 – Giáo xứ có Linh mục về nghỉ hưu và quản xứ:
Sau năm 1954, giáo xứ chỉ có cha phụ trách coi sóc, nỗi buồn cô đơn
vắng lạnh của vụ Di cư 21/12/1954 vẫn chưa nguôi ngoai, nhưng khi
giáo xứ được tin cha già Phêrô Bùi Nhật Nghiệm quê hương Tân Yên
được Bề trên địa phận trao Bằng sai về nghỉ hưu và quản xứ Phú Yên,
ḷng mọi người đều phấn khởi vui mừng v́ có vị cha già cùng ở và
đồng hành với ḿnh, nhất là hàng ngày có Thánh Lễ Misa dâng trên bàn
thờ là một điều sung sướng nhất không ǵ bằng.
Nhưng v́ tuổi cao, nhất là mắt bị mờ, nên Toà Giám mục Xă Đoài
lại phải cử thêm một thầy giảng ra giúp đỡ cho Ngài trong việc mục
vụ. Các Thầy đă lần lượt ra giúp Ngài: Thầy Trần Hướng, Thầy Dương
Đ́nh Ḥa, v.v..
Thầy Phêrô Dương Đ́nh Hoà khi đặt chân đến đất Tân Yên đă có
những cảm nhận về một xóm làng, giáo xứ đ́u hiu tiêu điều của những
năm “hậu di cư”: “…Vào một buổi sáng mùa thu năm 1961, người thầy
giảng khi về tới đầu làng đă thấy khu nghĩa địa cỏ cây dày đặc,
hoang vu. Tiến vào nhà xứ cỏ cây mọc um tùm không lối đi, nhà cửa bị
rêu phong phủ một lớp dày đặc, nhưng bù vào đó một ngôi Thánh đường
đồ sộ có ngọn tháp cao vút. Trong pḥng nhà xứ một vị Linh mục già
cả lại mù loà và duy nhất chỉ có một bà bơ giúp Ngài và một chú chó
cũng đă già… Biến cố ly tán đă 7 năm rồi mà ḷng người vẫn đang
ngóng chờ ngày ra đi để đoàn tụ. Những tấm thiếp thông tin của nguời
thân từ miền Nam gửi về là một nguồn an ủi cho mỗi người và cùng
nhau ngồi nghe tin tức. Nhất là vào những buổi đọc kinh chung, hát
kính Đức Mẹ với bài ”Mẹ ơi! Con cái Mẹ nơi trần gian…” đă gởi lại
cho mọi người đối với người thân ở vĩ tuyến 17 trở vào ḷng nghẹn
ngào thương nhớ khôn nguôi đến rơi lệ, người thầy giảng bỗng thấy
ḷng ḿnh thổn thức rồi lắng đọng một niềm thông cảm sâu xa…”
Quê nhà dưới bóng tháp in
Tiếng ai nức nở giờ kinh ban chiều?
Hàng dừa lặng lẽ đ́u hiu
Tóc chùng buông xơa bóng chiều hơi sương
Cỏ cây rác rưởi ngập đường,
Sớm hôm mờ dấu người thân chưa về
Nước triều lên ngập bờ đê,
Con đ̣ đứng đợi biết về nơi nao?
Thánh Đường tháp hút Trời cao
Đăm đăm mỏi mắt phương nào người thân?
Dáng ai thơ thẩn quanh sân
Thao thức đón đợi ái ân trở về
Người đi biền biệt xa quê
Thấu chăng nỗi nhớ tái tê ngậm ngùi?
Bao giờ cho nắng rợp trời
Cho chuông reo đổ, cho người gặp nhau…
Trên thực tế, biến cố Di Cư 1954 đă làm xáo động và biến dạng cả
một xóm làng; người người ồ ạt bỏ quê hương ra đi! Biến cố Di Cư
21/12/1954 đă làm cho Tân Yên từ một nơi có tiếng là giàu có đông
đúc thuở nào đă trở thành một nơi tàn người, tàn của. Nhưng hậu quả
đau thương hơn cả là để cho người hụt chân sót lại một nỗi buồn nhớ
chờ đợi ṃn mỏi triền miên.
Hơn một nửa thế kỷ đă trôi qua, những nỗi đau thương đổ vỡ mất
mát tưởng như không thể nào hàn gắn được, th́ nay tất cả đă đi vào
dĩ văng và cái ǵ làTân Yên vẫn tồn tại. Đó là con người, làng xóm,
xứ đạo, phong tục, nghề nghiệp… Đó là Thánh đường, ngọn tháp, tiếng
chuông… Đó là tiếng hát câu ca…. Đó là cuộc rước, buổi lễ tưng bừng
như hôm nay… Đó là Niềm tin và T́nh yêu.
Quả thật, chính Niềm tin và T́nh yêu đă bảo tồn Tân Yên, đem lại
một Tân Yên hồi sinh trọn vẹn.
4. Các Linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh: Sau năm 1954, việc học
văn hoá bị gián đoạn, nên không có ai hướng dẫn cũng như không có
điều kiện để nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi tu tŕ. V́ vậy tại quê
nhà Tân Yên măi đến năm 1962 mới có người dự thi Tiểu chủng viện dự
bị Xuân Phong. Nhưng rồi lại bẵng đi măi tới năm 1997, sau 44 năm
mới có một Chủng sinh Đại Chủng Viện Vinh Thanh, và cũng từ thời
điểm này, ơn gọi tu tŕ nơi quê hương Tân Yên mới bắt đầu được nhen
nhóm. Theo con số thống kê chưa thật chính xác th́ tại Miền Nam Việt
Nam và hải ngoại có 10 Linh mục, 10 tu sĩ nam nữ gốc Tân Yên. Thụ
phong Linh mục đầu tiên tại Miền Nam vào ngày 28/4/1972 là Cha F.X.
Nguyễn Hùng Oánh. Riêng tại quê nhà: 1 tu sĩ khấn trọn, 4 tu sĩ nam
nữ khấn lần đầu.
5. Ngày 17/01/1968: Đức Cha Phêrô Nguyễn Năng đi kinh lư và ban
bí tich Thêm sức. Ngài đến với một cộng đoàn nhỏ bé, đang bị dập vùi
bởi bom đạn, khói lửa chiến tranh… Ngài ân cần thăm hỏi từng người,
quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của đoàn chiên.
6. Ngày 27/5/1972: Vào lúc 16 giờ ngày thứ Bảy, nhà xứ cũ bị máy
bay Mỹ ném bom sập tan tành, kèm với nhà thờ bị hư hại. Sau khi
tiếng bom kết thúc, bà con giáo dân tập trung về địa điểm nhà xứ,
ḷng quặn đau và rơi lệ khi thấy một đống đổ nát ngổn ngang hoang
tàn. Một trong những người có mặt hôm đó đă phải thốt lên :
Ta về đây ngập trời khói lửa
Xứ đường oằn lưng dưới làn bom,
Rồi tan nát trong một chiều hôm,
Những thân móng in vào chiều nhức nhối….
Đây là những h́nh ảnh mà chúng ta thấy hôm nay của 38 năm về
trước (1972-2010). Những mảng móng loang lổ, những di tích của những
trụ nhà lở lói theo tháng năm gợi cho chúng ta một quá khứ bi thương,
và đó cũng là những chứng tích của thời gian đă qua.
7. Ngày 20/4/1990: Cha F.X. Nguyễn Hùng Oánh về thăm quê hương,
dâng Thánh lễ Tạ ơn Thiên Chúa v́ những ǵ Ngựi đă ban cho Làng, Xứ.
Đó là một cuộc “về nguồn” đúng nghĩa, về nơi “chôn nhau cắt rốn”, về
nơi ngài đă được sinh ra và lớn lên. Ngài gặp lại những người thân,
bà con giáo dân trong t́nh yêu mến, sau 38 năm xa cách. Cái tên Tân
Yên đă khắc sâu vào ḷng ngài, khi h́nh Ngài được gắn kề ngôi Thánh
đường và bút danh của ngài là Linh mục F.X.Tân Yên.
8. Ngày 20/8/1990: Khởi công xây dựng hồ nuôi tôm, một công tŕnh
xoá đói giảm nghèo của giáo xứ do Hội Miserio của Đức quốc tài trợ,
với tổng kinh phí là 150 triệu đồng. Công tŕnh này do Cha F.X. Hồ
Đức Hoàn phụ trách làm đối tác, Thầy già Giuse Nguyễn Tiến Lợi (sau
làm Linh mục) và Đức Giám mục Phêrô Trần Xuân Hạp lập dự án đầu tư.
9. Trùng tu và bảo tồn ngôi Thánh Đường: Sau những thiệt hại của
chiến tranh và để ǵn giữ những ǵ mà cha ông đă xây dựng, Cha F.X.
Nguyễn Hùng Oánh và Cha Anphongsô Nguyễn Huy Quyền là hai Cha quê
hương đă trăn trở nhiều về việc này. Khó khăn về ngân sách và vật
liệu cũng như kế hoạch, nhưng được sự giúp đỡ của bà con hải ngoại
qua lời kêu gọi của hai Cha, ngân sách ban đầu đă có phần nào an tâm
để triển khai. Cha Nguyễn Hùng Oánh đă đích thân về quê hương để
trực tiếp chỉ đạo công việc này. Nhưng để công việc được tiến hành
tốt đẹp, Cha đă cho thành lập Ban Điều hành công tŕnh và ngày
22/6/1993 đă bắt đầu bắc sàn tháp đầu tiên. Theo số liệu vật tư cho
biết mất gần 400 cây bương (mét) và 400 cây tre mới đủ để bắc sàn
cho công tŕnh. Tổng kinh phí là 100.265.000 đồng, cùng với công sức
của bà con.
10. Ngày 10/3/1995: vào lúc 13 giờ, tại sân bay Vinh, chiếc phi
cơ đă hạ cánh. Trong số các hành khách đi chuyến bay đó có Cha
Alphonso Nguyễn Huy Quyền, cha Phêrô Nguyễn Hữu Nhường, cha Trần Anh
Thi cùng với một số bà con Tân Yên ở hải ngoại về thăm quê. Trong
lúc chờ đợi thay chuyến bay ở sân bay Đà Nẵng, người cùng đi với các
ngài và quư khách trong chuyến đi đó, đă thấy được tâm trạng hồi hộp
nhưng vui mừng chờ mong khi trở về thăm quê hương lần thứ nhất sau
40 năm xa cách. Các ngài hồi hộp, ngỡ ngàng v́ chưa h́nh dung được
quê hương Tân Yên ngày nay như thế nào, mặc dầu người cùng đi đă
miêu tả. Nhưng khi quư cha và quư khách vừa đặt chân trên mảnh đất
thân yêu, trước sự đón tiếp nồng nhiệt của bà con làng xứ Tân Yên,
các ngài đă xúc động nghẹn ngào…
11. Ngày 1/4/1994: Công tŕnh điện thắp sáng toàn dân đă được cha
Oánh và cha Quyền cùng bà con hải ngoại giúp đỡ 30 triệu đồng, bằng
50% tổng công tŕnh. Đây là công tŕnh điện khí hoá nông thôn mà mỗi
người dân đều mong ước từ lâu. Nhưng v́ cuộc sống khó khăn về kinh
tế, bà con đă cố gắng nhưng không đủ nạp số tiền theo quy định. Đứng
trước ḷng tha thiết của bà con, quư cha quê hương đă vận động bà
con Tân Yên ở hải ngoại giúp đỡ để đủ trả số tiền c̣n nợ lại với ban
điện cấp trên. Bà con làng xứ vui mừng và luôn ghi khắc những công
ơn mà quư cha, quư bà con xa quê đă dành cho quê hương.
12. Ngày 5/02/1995: Đức Cha Phaolô Maria Cao Đ́nh Thuyên đi kinh
lư va ban bí tích Thêm sức. Ngài đă căn dặn lớp trẻ phải sống đức
tin và chuyên chăm học giáo lư, nhất là chương tŕnh giáo lư phổ
thông phải đ̣i hỏi con người giáo lư viên và học sinh phải có nhiều
cố gắng hơn. Thực hiện lời kêu gọi của ngài, thầy tṛ Phú Yên đă cố
gắng dạy và học, nên kết quả kỳ tổng kết công tác giáo lư hạt Thuận
Nghĩa năm 1995, giáo xứ Phú Yên -một giáo xứ bé nhỏ về mọi mặt- đă
tiến lên nhận Bằng Khen đạt Giải Nhất giáo hạt 1995, năm đầu tiên
thực hiện học chương tŕnh giáo lư phổ thông.
13. Ngày 3/5/1995: Một tin vui đến với giáo xứ: Ṭa Giám mục bổ
nhiệm Cha già Antôn Bùi Đức Duyệt về quản xứ Phú Yên (Ngài sinh năm
1914 tại Song Ngọc, thụ phong linh mục năm 1942, nguyên quản xứ,
quản hạt Bột Đà).
14. Ngày 12/3/1996: Một tin buồn vô cùng đau đớn đối với giáo xứ:
Cha F.X. Hồ Đức Hoàn nguyên phụ trách giáo xứ 22 năm (1973-1995) đă
từ trần. Ngài đă để lại muôn vàn t́nh thương yêu cho con cái Phú Yên.
Suốt 22 năm với trách nhiệm là cha phụ trách, nhưng ngài luôn gần
gũi chăm lo cho đoàn chiên về đời sống tinh thần lẫn vật chất. Một
người cha giàu ḷng bác ái, yêu thương. Cộng đoàn giáo xứ đă thay
nhau túc trực bên linh cữu ngài và tiễn đưa ngài về nơi an nghỉ cuối
cùng.
15. Ngày 27/5/1996: với sự giúp đỡ của bà con Tân Yên trong và
ngoài nước, Cha Alphonso Nguyễn Huy Quyền và Cha F.X. Nguyễn Hùng
Oánh đă cho xây lại nhà xứ trên nền móng cũ, sau lần cha Nguyễn Huy
Quyền cùng với cha Nguyễn Hữu Nhường và một số bà con về thăm quê
lần thứ nhất vào ngày 20/2/1994. Công tŕnh xây dựng kéo dài gần 1
năm, bà con hăng say nhiệt t́nh, không quản nhọc mệt sớm khuya để
hoàn tất xứ đường mới.
16. Ngày 14/4/1999: Một mong ước của cha già Antôn là có nơi tôn
kính Đức Mẹ La Vang một cách riêng. Sau những tháng ngày xây dựng,
vườn Đức Mẹ La Vang đă được hoàn thành. Trong niềm vui chung Thánh
Lễ tạ ơn Thiên Chúa mừng ngân khánh linh mục cha Alphonso Nguyễn Huy
Quyền, cha quản hạt Phaolô Nguyễn Minh Trí đă chủ sự làm phép tượng
Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ. Về phần cha Alphonso, sau
25 năm được Thiên Chúa cất nhắc lên chức Linh mục, Ngài đă giành
thời gian và địa điểm tại quê nhà Phú Yên để tạ ơn Thiên Chúa cách
đặc biệt.
17. Ngày 22/01/2000: Đức Cha Phêrô Trần Xuân Hạp đi kinh lư, xức
dầu thánh hiến bàn thờ bằng đá và ban bí tích Thêm sức cho 66 em.
18. Ngày 01/6/2000: Lễ Chúa Giêsu lên Trời, Giáo Xứ Mừng Kỷ Niệm
130 năm lập Làng Tân Yên (1870) và 80 năm lập Xứ Phú Yên (1920).
Trong tâm t́nh mừng những sự kiện trọng đại nầy, giáo xứ tổ chức
đêm diễn nguyện vào lúc 19h tối 31/5/2000 để dâng lên lời tạ ơn
Thiên Chúa, kính nhớ và ghi ơn Ông Bà Tổ Tiên và cùng nhau ôn lại
những chặng đường lịch sử mà Làng và Xứ đă trải qua. Trong đêm diễn
nguyện, đông đảo con cái Phú Yên được hội ngộ bên nhau, kẻ khóc v́
xúc động, người cười v́ vui mừng. Đại diện các Linh mục, tu sĩ quê
hương, đại diện Hội Đồng mục vụ giáo xứ Vinh Phú (Phan Thiết), Vinh
Tân (B́nh Tuy), là những nơi mà con cái Phú Yên sinh sống nhiều nhất
và đại diện các nhóm họ tộc lần lươt niệm hương để nhớ về cội nguồn,
nhớ đến Cố Tổ lập Làng Tân Yên, nhớ đến Ông Bà Tổ Tiên trước bàn thờ
linh thiêng, khói hương nghi ngút. Sau nghi thức niệm hương, đại
diện các thành phần góp lời để bày tỏ tấm ḷng của người con Phú Yên
xa cách.
Ngày mồng 1 tháng 6 năm 2000: Đúng 8 giờ, cuộc rước Nhập Lễ được
bắt đầu trong tiếng kèn trống và những bài ca hân hoan. Trong lời
khai Lễ, cha quản hạt Phaolô Nguyễn Minh Trí đă nói lên ư nghĩa
trọng đại trong ngày mừng kỷ niệm nầy. Trong bài giảng Lễ, cha F.X.
Nguyễn Hùng Oánh (là Linh mục niên trưởng của con cái Phú Yên) đă
nêu bật mục đích của tiền nhân: ”Ông cha ta đến đây cốt để giữ đạo,
th́ chúng ta phải cố gắng sống đạo; Ông cha ta có công xây dựng th́
chúng ta phải có trách nhiệm đắp bồi và giữ ǵn”.
18. Ngày 8/8/2000: Giáo xứ khởi công tu sửa và xây dựng mới công
tŕnh thùng, giếng nước nhằm phục vụ cho đời sống dân sinh, với
những người xa quê giúp đỡ về kinh phí mà khởi đầu là cha F.X.Nguyễn
Hùng Oánh, nhưng công việc phải tạm dừng v́ những lư do khách quan
và nguồn vốn. Nhưng sau dịp cha Alphonso Nguyễn Huy Quyền về mừng
ngân khánh Linh mục tại quê nhà, ngài đă chú tâm đến nguồn nước dùng
hàng ngày cho bà con, đặt ra nhiều kế hoạch, nhưng cuối cùng đă chọn
phương án là sửa chữa và xây dựng lại hệ thống chứa nước, dẫn nước,
cải tạo hồ chứa nước để đưa vào sử dụng. Ngài đă kêu gọi bà con Tân
Yên ở hải ngoại ủng hộ giúp đỡ và công tŕnh đă hoàn thành, thoả
ḷng mong ước của bà con Tân Yên tại quê nhà, có nguồn nước ngọt
dùng thường xuyên.
19. Ngày 16/12/2000: Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa mừng kỷ niệm 25
Linh mục cha Giuse Nguyễn Xuân Thảo và 25 năm khấn ḍng cha Alphonso
Nguyễn Công Minh, và cũng là dịp mà Thầy Giuse Nguyễn Trung Hiếu về
thăm làng sau khi đă thành đạt trong học hàm học vị Giáo sư, Tiến sĩ.
Đây cũng là một dịp hội ngộ hiếm có, để những người bà con Tân Yên
gặp gỡ nhau trong một mái nhà, và cũng là một dịp cho người đi xa
trở về nh́n lại khung cảnh của Tân Yên sau 46 năm xa cách.
20. Ngày 8/3/2001: Cha F.X. Hồ Đỉnh về thăm và dâng Thánh Lễ Tạ
Ơn tại quê mẹ Tân Yên. Ngài đă nhớ lại những ǵ mà thân mẫu nói về
quê ngoại Tân Yên, nơi mà ông bà ngoại ngài đă sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất nhỏ hẹp nầy.
21. Ngày 4/7/2001: Cha Salien Trần Minh Thái, O.Cist. về thăm quê
hương và dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Là một Linh mục Đan sĩ, nhưng khi nói
đến quê hương, Ngài có rất nhiều trăn trở, trăn trở về ơn gọi sống
bậc tu tŕ, trăn trở về tŕnh độ học vấn tại quê nhà… V́ vậy khi
được nghe thông tin về giáo xứ ở các lĩnh vực, Ngài chia sẻ niềm vui
chung và đóng góp một phần không nhỏ cho việc đào tạo cho thế hệ
hiện tại và tương lai. Qua dịp về thăm quê lần đầu, tâm trạng của
ngài gắn liền với ngôi thánh đường, v́ ngài sinh vào thời gian trước
di cư 4 tháng nên đă được tháp nhập vào Hội Thánh Công giáo tại ngôi
thánh đường này.
22. Ngày 9/1/2002: Cha Giuse Nguyễn Văn Thắng dâng Thánh Lễ tạ ơn
Thiên Chúa sau ngày thụ phong linh mục, tại quê mẹ Tân Yên. Quê
hương của mẹ, nơi Ông Bà ngoại nuôi mẹ khôn lớn, v́ song thân qua
đời sớm, nên cha Giuse cảm nghiệm sâu sắc về điều đó.
23. Ngày 18/6/2002: Cha Phêrô Nguyễn Minh Trương về thăm quê,
dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa. Xuất phát từ ḷng mong ước của cha
là về thăm quê một lần, v́ hiện tại sức khoẻ không cho phép Ngài đi
xa. Nhưng Thiên Chúa nhiệm mầu đă an bài cho chuyến viếng thăm quê
hương của ngài và sự mong ước đó đă thành hiện thực. Khi chiếc xe
chở ngài cùng anh em con cháu tiến vào nhà xứ, ngài đă rơi lệ v́
nghẹn ngào xúc động khi một người con xa quê trở về quê cha đất tổ
sau 48 năm xa cách.
24. Ngày 19/10/2002: Giáo xứ tiếp tục trùng tu và bảo tồn ngôi
Thánh đường, v́ qua các trận băo đă làm ảnh hưởng đến các mái ngói
và tường xây của nhà thờ, đồng thời lát gạch nền trong nhà thờ để
xứng đáng nơi nhà Chúa mà trước đây giáo xứ chưa làm được, đồng thời
đóng thêm bàn quỳ mới cho giáo dân bằng sự đóng góp tài chính của
các thuyền câu trong giáo xứ và sự nỗ lực quên ḿnh phục vụ của toàn
thể bà con tại quê nhà.
25. Ngày 9/7/2004: Cha Louis Nguyễn Văn Nga dâng Thánh Lễ tạ ơn
Thiên Chúa sau ngày thụ phong linh mục tại quê hương Tân Yên. Là một
Linh mục được hấp thụ t́nh yêu mến quê hương và tinh thần dấn thân
phục vụ từ ông bà cố. Mặc dầu v́ nghề nghiệp nên gia đ́nh phải định
cư ở Giáo họ Đồng Lăng, giáo xứ Cẩm Trường, nhưng trong ḷng thân
phụ mẫu của cha Louis luôn luôn nhớ đến quê cha đất mẹ Tân Yên. V́
thế ngài đă giành cho quê hương đầu tiên của ngài bằng những t́nh
cảm sâu đậm và luyến nhớ.
26. Ngày 11/10/2004: Giáo xứ bắt đầu khởi công xây dựng nhà khách
(nhà các thầy) Cùng với thời gian năm tháng, nhà giành cho các thầy
giảng sinh hoạt làm việc sau một thời gian đă hư hại không c̣n sử
dụng được. V́ vậy giáo xứ đă cố gắng cùng với công sức của bà con,
sự đóng góp tích cực của đoàn thuyền làm nghề biển, ngôi nhà đă được
hoàn thành.
VI. THỜI KỲ TỪ NĂM 2005 ĐẾN 07/10/2010
1. Ngày 02/01/2005: Thánh Lễ Tạ ơn mừng Hồng ân tuyên khấn trọn
đời Đan sĩ Têphanô Trần Xuân Cương, Ocist. (ḍng Xitô Phước Lư, Đồng
Nai), một Đan sĩ con cái giáo xứ. Ngay từ buổi đầu khi cảm nghiệm ơn
gọi tu tŕ, thầy đă t́m cách để vào nhà ḍng, mặc cho sự can ngăn
của người mẹ. Thầy Têphanô là một tu sĩ khấn trọn đời đầu tiên tại
quê nhà sau năm 1954.
2. Ngày 10/02/2005: Làm thêm nhà ăn của giáo xứ. Cha quản xứ cùng
với Ban hành giáo xứ đă cho triển khai xây dựng bằng nguồn ngân sách
của các thuyền câu biển và công sức đóng góp của bà con.
3. Ngày 19/06/2005: Cha Gioan Phan Trần Bá An sau ngày thụ phong
linh mục tại Hoa Kỳ đă về thăm quê mẹ Tân Yên, dâng Thánh Lễ tạ ơn
Thiên Chúa. Ngài đă cảm nhận được t́nh yêu mến quê hương qua những
lần chuyện tṛ với người mẹ. Nên khi từ Hoa Kỳ về Việt Nam tâm trạng
của Ngài là nhắc đến quê mẹ, mong ước được nh́n thấy ngôi Thánh
đường mà đă được mẹ kể lại.
4. Ngày 29/6/2006: Đức Cha Phaolô Maria Cao Đ́nh Thuyên đi kinh
lư, ban bí tich thêm sức cho 125 em. Khi vị chủ chăn giáo phận về
đến giáo xứ, Ngài lại nhắc nhở thanh thiếu niên hăy cố gắng ǵn giữ
đức tin, đừng v́ một chút lợi nhuận chóng qua mà làm lay chuyển hoặc
mất đức tin. Trong Thánh Lễ ban bí tích, Ngài c̣n nhắc nhở mọi người
hăy dùng ơn cả của Chúa Thánh Thần ban mà sống bác ái công bằng với
mọi người.
5. Ngày 8/8/2006: Một sự kiện lịch sử đặc biệt của giáo xứ là có
người con tại quê nhà được Chúa thương cất nhắc lên chức Linh mục
sau 70 năm gián đoạn về ơn gọi tu tŕ: đó là cha Giêrađô Nguyễn Nam
Việt. Trong Thánh lễ truyền chức tại Xă Đoài, không ai trong quê
hương lại không xúc động trước một hồng ân lớn lao Thiên Chúa đă ban
cho giáo xứ cũng như gia tộc, gia đ́nh của tân chức sau những năm
tháng đợi chờ. Thánh Lễ Tạ ơn và mừng tân Linh mục đă được tổ chức
vào 8h sáng ngày 18/8/2006 tại Thánh đường giáo xứ Phú Yên với sự
hiện diện của cha quản xứ Antôn Bùi Đức Duyệt, cha nghĩa phụ của tân
chức Phêrô Nguyễn Văn Duyệt, cha Bề trên Đại Chủng viện Phêrô Lê Duy
Lượng, quư cha trong và ngoài hạt, quư tu sĩ nam nữ, chủng sinh, quư
bà con trong và ngoài giáo xứ. Trong bài giảng lễ, cha Lê Duy Lượng
đă nói lên tinh thần phục vụ của đời Linh mục, mà tân Linh mục đă
cảm nhận được điều đó khi c̣n là một sinh viên Y khoa.
6. Ngày 11/9/2008: Niềm vui lại được nhân lên khi có người con
gốc Tân Yên là cha Phêrô Nguyễn Thành Tín được Thiên Chúa cất nhắc
lên chức Linh mục. Với tâm t́nh đó, cha đă cùng với cha linh hướng
F.X. Nguyễn Hùng Oánh và song thân về tại nơi quê cha đất tổ để dâng
Thánh lễ tạ ơn Chúa, gặp lại bà con giáo xứ bằng đêm hội ngộ đầy ư
nghĩa và sâu đậm t́nh quê hương. Trong đêm hội ngộ, tân Linh mục đă
thấy được sự tŕu mến, chăm lo của quê hương giành cho ngài.
7. Ngày 26/9/2008: Ngày giáo xứ mừng đón cha phụ trách G.B.
Nguyễn Duy An về coi sóc, khi cha già Antôn Bùi Đức Duyệt được Đức
Giám mục giáo phận cho nghỉ quản xứ v́ tuổi cao sức yếu. Trong Thánh
lễ nhận xứ, cha quản hạt Phêrô Trần Phúc Chính đă nói lên vai tṛ
chăn dắt đoàn chiên của người mục tử, nhưng cũng là tinh thần của
người đến để phục vụ như Chúa Kitô đă phục vụ.
8. Ngày 02/02/2009: Lễ động thổ khởi công xây dựng trường giáo
lư xứ, cũng là dịp cha Giêrađô quê hương Phú Yên lại về dâng Thánh
Lễ đầu năm mới cho giáo xứ và cầu bằng an cho công tŕnh sắp xây
dựng. Đây là một công tŕnh trong mong ước của mỗi người giáo dân xứ
Phú Yên từ lâu, v́ hiện nay số học sinh càng ngày càng đông, nên nhà
trường cũ không đủ pḥng cho các lớp học.
Trong quang cảnh ngày Lễ động thổ, bà con giáo dân đă tề tựu về
từ rất sớm. Cha già Antôn, cha phụ trách xứ, cha quê hương, Hội đồng
mục vụ giáo xứ đă có mặt đầy đủ. Đúng 8 giờ nghi thức động thổ bắt
đầu. Trong lời dẫn và khai mạc của hai vị đại diện Hội đồng Mục Vụ
đă nói lên việc cần thiết xây dựng trường học cho thế hệ trẻ hôm nay
và mai sau. Quư cha cũng có những lời chia sẻ về việc cần thiết xây
dựng trường học giáo lư hiện nay. Kết thúc nghi thức lễ động thổ, ca
đoàn xướng lên bài “Hoan hô Chúa Cứu Thế hằng sống” thật hoành tráng
và xúc động. Tiếp theo là khởi công đào móng trong bầu khí nhộn nhịp
tấp nập của máy móc và con người.
9. Ngày 03/03/2009: Khởi công xây dựng trường mẫu giáo xóm. Trước
đây nơi đào tạo con người về văn hoá từ lớp Mầm non chỉ tạm thời học
nhờ ở Hội trường xóm, không đúng quy cách của một lớp học. Nhưng đến
hôm nay xóm có một địa thế đất rộng răi đủ để xây dựng trường học.
Được sự quan tâm đặc biệt của cha phụ trách, sự nỗ lực của Ban xóm
cùng Ban thường vụ xứ, công việc xây dựng đă được tiến hành với sự
đóng góp toàn bộ kinh phí của các thuyền đánh bắt hải sản xa bờ.
Công tŕnh đă được hoàn thành trước ngày khai giảng năm học mới
2009-2010 với tổng kinh phí là 288.000.000đ (Hai trăm tám mươi tám
triệu đồng), đủ ba pḥng cho 3 lớp mẫu giáo học.
10. Ngày12/4 /2009: Đúng 1giờ 20 phút Chúa nhật Phục Sinh, Cha
già Antôn Bùi Đức Duyệt đă vĩnh biệt đoàn chiên ra đi vào cơi vĩnh
hằng, sau một cơn bệnh nặng. Cha già Antôn ra đi là một mất mát đau
thương cho con cái giáo xứ Phú Yên. Nh́n lại 15 năm quản xứ, ngài đă
sống hết ḿnh v́ đoàn chiên. Cộng đoàn giáo xứ đă thay phiên nhau
túc trực bên linh cữu ngài. Thánh lễ an táng đă được cử hành vào lúc
14 giờ ngày thứ Hai 13/4/2009. Trong bài giảng lễ, cha quản hạt
Phêrô Trần Phúc Chính đă nói lên tinh thần phục vụ quên ḿnh của một
vị mục tử như cha già Antôn, ngài đă sống đời Linh mục 67 năm luôn
tận hiến cho Chúa và trung thành với Giáo Hội. Kết thúc Thánh lễ là
nghi thức tiễn biệt đă làm cho tất cả cộng đoàn nghẹn ngào thương
nhớ, nhất là nơi phần mộ. Và để tỏ bày công ơn đối với cha già muôn
vàn kính yêu, tất cả con cái Phú Yên chịu tang 100 ngày và đọc kinh
chung với nhau để cầu nguyện cho ngài sớm về hưởng vinh phúc trên
nước Trời.
11. Ngày 03/05/2009: Thánh Lễ Tạ ơn mừng tiên khấn Soeur Maria
Clara Nguyễn Thị Kim Tiến (Ḍng Thánh Tâm Giêsu). Khi c̣n niên thiếu,
nữ tu Maria Clara đă luôn bày tỏ ước nguyện được sống đời tận hiến.
12. Ngày 18/8/2009: Giáo xứ lại được đón nhận một niềm vui lớn
lao là hai người con của giáo xứ trong cùng một gia đ́nh (Ông Bà
Giuse Nguyễn Thiên Phụng) đă tuyên khấn trọn đời. Thánh Lễ Tạ ơn
Mừng vĩnh khấn Soeur Maria Nguyễn Thị T́nh (ḍng Đa Minh Thánh Tâm,
Đồng Nai) và Thầy Giuse Nguyễn Chí Ái (Ḍng Mẹ Về Trời, Pháp quốc)
là một ân huệ mà Thiên Chúa thương ban cho gia đ́nh, họ tộc và giáo
xứ. V́ khi c̣n là tuổi học tṛ giáo lư, hai chị em đă cố gắng miệt
mài đèn sách, dùi mài kinh sử để dự thi học sinh giỏi cấp giáo hạt
hàng năm. Thế rồi tinh thần học giáo lư đă giúp cho hai chị em t́m
ra ơn gọi của Chúa. Trải qua thời gian năm tháng, sau khi tốt nghiệp
phổ thông trung học, chị gái độc nhất trong gia đ́nh nầy đă xin nhập
ḍng, c̣n cậu em Chí Ái lại thi và học tiếp đại học, với tŕnh độ
học vấn vào loại giỏi, Thiên Chúa đă quan pḥng, an bài để cho Thầy
được vào ḍng tu tại nước Pháp.
13. Ngày 3/11/ 2009: Khởi công xây dựng trường giáo lư tầng một
sau 9 tháng chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Trong không khí vui mừng của
ngày lao động đầu tiên, những người được phân công đă làm với một
tinh thần phấn khởi hăng say. Các quan khách xa gần đă thấy được
tiến độ thi công mau lẹ nhưng đảm bảo chất lượng nhờ sự điều hành
công việc của Ban công tŕnh.
14. Ngày 8/11/2009: Cha G.B. Chu Vinh Quang từ Hoa kỳ về thăm quê
hương, dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa sau 55 năm xa cách. Trong cảm
nhận ban đầu khi Ngài đặt chân về quê cha đất tổ là sự ngỡ ngàng v́
sự đổi thay và phát triển của xứ làng, nhất là ngài không nghĩ rằng
bà con thân bằng quyến thuộc c̣n đông như thế.
15. Ngày 11/1/2010: Xây dựng xong phần cơ bản tầng 2 trường giáo
lư xứ. Sau hai tháng đặt viên đá đầu tiên trên phần móng, công tŕnh
xây dựng đă hoàn thành phần thô và tiếp tục phần hoàn thiện để cố
gắng vào năm học mới có nơi cho các em học giáo lư.
16. Ngày 10/6/2010: Hoàn thành công
tŕnh xây dựng trường giáo lư xứ và hoàn thành xây dựng kios dầu
phục vụ cho đoàn thuyền câu trong giáo xứ. Khi tiến độ thi công công
tŕnh trường giáo lư nhanh hơn dự định, mỗi người lại thêm phấn khởi
hơn. Trường giáo lư xứ nằm trong ước mơ nay đă thành hiện thực. Tọa
lạc tại vị trí phù hợp, sắc màu hài hoà và dáng dấp thanh nhă nhưng
hấp dẫn bởi mẫu kiểu kiến trúc hiện đại. Tạ ơn Chúa muôn ngàn đời,
v́ Chúa đă đoái nh́n và hướng dẫn cho mỗi con tim con cái giáo xứ
trong và ngoài nước luôn có một sự lôi cuốn mănh liệt đối với quê
hương, v́ từ ban đầu khi bắt tay vào xây dựng ngân quỹ xứ chỉ là con
số 0 mà dám làm một trường giáo lư hiện đại và tầm cỡ. Một người
trong Ban Điều Hành đă tâm sự với một người khách đă phải rơi lệ v́
quá xúc động, khi cảm nhận đựoc bao nhiêu điều kỳ diệu Thiên Chúa đă
thực hiện nơi giáo xứ Phú Yên nhỏ bé nầy. Ngựi trong Ban Điều Hành
c̣n nói tiếp với quan khách: “Công tŕnh được hoàn thành là nhờ lời
cầu nguyện liên lỉ để Thiên Chúa an bài và sắp đặt hướng dẫn cho mỗi
việc làm và tác động trên mỗi con người mà họ cần giúp đỡ. Cảm ơn
Ông Bà Tổ tiên đă cầu bầu đắc lực trước toà Chúa. Cảm ơn cha phụ
trách xứ, quư cha quê hương, quư bà con Tân Yên trong và ngoài nước,
quư bà con tại quê nhà, anh em đoàn thuyền câu, các doanh nghiệp
vàng bạc đá quư đă có những tấm ḷng vàng để góp vào cho công tŕnh
xây dựng trường giáo lư với tổng kinh phí là 1.320.000.000,00đ (một
tỷ ba trăm hai mươi triệu đồng) với công đóng góp của bà con là
1.565 công. Song song với việc xây dựng trường giáo lư, giáo xứ lại
tiếp tục xây dựng ki-ốt dầu để phục vụ cho các thuyền đánh bắt hải
sản, để từ đó có thể góp phần vào sự phát triển các lănh vực của
giáo xứ theo sự mong muốn của những người xa quê có tâm huyết với
quê hương.
17. Ngày 7/10/2010 Thánh Lễ Đức Mẹ
Mân Côi – Quan Thầy Giáo Xứ, cũng là ngày Mừng Kỷ Niệm:
- 140 năm thành lập làng và giáo họ Tân Yên( 1870-2010 )
- 90 năm thành lập giáo xứ Phú Yên ( 1920-2010)
- Khánh thành nhà trường giáo lư xứ ( 2/2/2009 đến 10/6/2010 )
- 159 em lănh nhận bí tích Thêm sức
- Mừng giáo xứ 7 năm liên tục đạt giải nhất toàn diện giáo lư hạt
Thuận Nghĩa (2004- 2010).
VII. MỘT THOÁNG KHUNG CẢNH TÂN YÊN NGÀY
NAY
Hôm nay là một ngày trọng đại của giáo xứ, nh́n lại những chặng
đường lịch sử đă đi qua, chúng ta có thể h́nh dung những sự kiện,
những sự đổi thay từ sau 1975, đi lên từ những hoang tàn đổ nát –
những hậu quả chiến tranh. Người dân Tân Yên đă gắng sức xây dựng,
khôi phục xứ nhà:
Xóm làng bao nhiêu cảnh
đổi thay,
Thiên thời địa lợi khéo vần xoay,
Thánh đường sừng sững mang màu mới
Bến nước dập d́u cảnh vật say,
Biết bao nhiêu những đổi thay, khi mà đời sống bà con giáo dân
được nâng cao, dân trí cũng được chú ư. Đă có bao nhiêu lớp học sinh
trưởng thành từ mái trường xứ nhà, trong đó đă có những người được
chắp cánh bay xa:
Đường rộng thênh thang
hoà nhịp bước
Sông dài uốn khúc nhịp cầu ngang
Lung linh nắng mới bừng thôn xóm
Điện sáng tưng bừng lớp học vang.
Được như ngày hôm nay, chúng ta không thể không nhớ đến công lao
của các bậc tiền nhân – những người đă khai sinh, xây dựng và tiếp
nối các thế hệ xây đắp cho Tân Yên ngày một đẹp tươi:
Tốt đạo lung linh tươi
thắm măi
Đẹp đời cùng xây dựng thêm xinh
Công lao cha ông càng ghi nhớ
Xóm đạo Tân Yên măi thanh b́nh
VIII. GHI CÔNG ƠN ĐẶC BIỆT
Làng Tân Yên – Xứ Phú Yên ghi công ơn đặc biệt, mỗi năm xin hai
Thánh Lễ:
1. Đức Cha Gauthier Ngô Gia Hậu (Giám mục tiên khởi Giáo phận
Vinh)
2. Ông Cố Mười (Cố Tổ lập Làng)
V́ các Ngài đă có công rất lớn trong việc h́nh thành, xây dựng và
phát triển làng Tân Yên.
IX. CÁC LINH MỤC QUẢN XỨ VÀ PHỤ TRÁCH
QUA CÁC THỜI KỲ
TT |
Linh mục |
Quản xứ, Phụ trách |
Thời gian |
1 |
Phêrô Nguyễn Văn Quỳ |
Quản xứ |
2/1920 – 2/1931 |
2 |
Phêrô Cao Hữu Hân |
Quản xứ |
3/1931 – 3/1942 |
3 |
Phêrô Phạm Đ́nh Hậu |
Phụ trách |
4/1942 – 6/1951
1/1952 – 3/1953
1/1958 – 6/1960 |
4 |
G.B. Nguyễn Văn Thư |
Quản xứ |
7/1951 – 12/1951 |
5 |
Phêrô Thái Quang Nhàn |
Quản xứ |
4/1953 – 20/12/1954 |
6 |
Giuse Nguyễn Đôn |
Phụ trách |
1/1955 – 12/1957 |
7 |
Phêrô Bùi Nhật Nghiệm |
Quản xứ |
6/1960 – 23/12/1967 |
8 |
Phêrô Lê Vĩnh Phúc |
Phụ trách |
4/1968 – 12/1971 |
9 |
F.X. Hồ Đức Hoàn |
Phụ trách |
1/1973 – 3/5/1995 |
10 |
Antôn Bùi Đức Duyệt |
Quản xứ |
5/1995 – 26/9/2008 |
11 |
G.B. Nguyễn Duy An |
Phụ trách |
26/9/2008 -1/2015 |
12 |
Antôn Đặng Hữu Nam |
Quản xứ |
1/2015 -…2/2018 |
13 |
Gioan Trần Quốc Long |
Quản xứ |
2/2018 - |
X. SỐ GIÁO DÂN PHÚ YÊN QUA CÁC THỜI KỲ
Thời điểm |
Số giáo dân (người) |
Lúc thành lập giáo xứ (tháng 2/1920) |
1.011 |
Tháng 8/1945 |
1.700 |
Trước tháng 12/1954 |
2.300 |
Sau năm 1954 |
297 |
Tháng 6/1984 |
558 |
Năm 1986 |
625 |
Tháng 6/2000 |
820 |
Tháng 10/2004 |
920 |
Tháng 10/2008 |
1.008 |
Tháng 12/2009 |
1.030 |
Tháng 10/2010 |
1.061 |
XI. CÁC LINH MỤC QUÊ HƯƠNG
TT |
Linh mục |
Năm sinh |
Thụ phong LM |
Ghi chú |
1 |
Phêrô Bùi Nhật Nghiệm |
1889 |
23/12/1922 |
+1967, Phú Yên |
2 |
G.B. Trần Ngọc Thủy |
1901 |
1936 |
+19…. |
3 |
F.X. Nguyễn Hùng Oánh |
1937 |
28/04/1972 |
|
4 |
Phêrô Nguyễn Hữu Nhường |
13/08/1942 |
17/12/1972 |
+2009,………….. |
5 |
Anphong Nguyễn Huy Quyền |
20/11/1942 |
28/04/1973 |
|
6 |
Phêrô Nguyễn Minh Trương |
26/02/1943 |
1973 |
+2009,………….. |
7 |
Giuse Ng. Xuân Thảo, OFM |
29/03/1947 |
15/04/1975 |
|
8 |
Giuse Nguyễn Minh Tuấn |
22/06/1960 |
1987 |
|
9 |
G.B. Chu Vinh Quang |
|
08/06/1991 |
|
10 |
Anphong Ng. Công Minh, OFM |
29/04/1951 |
1994 |
|
11 |
Salien Trần Minh Thái, O.Cist. |
01/08/1954 |
25/07/1995 |
|
12 |
G.B. Trần Văn Trị |
1962 |
01/06/2002 |
|
13 |
G.B. Nguyễn Đ́nh Hoàng |
|
2005 |
|
14 |
Giêrađô Nguyễn Nam Việt |
20/04/1974 |
08/08/2006 |
|
15 |
Phêrô Nguyễn Thành Tín, OP |
30/04/1975 |
07/08/2008 |
XI. CÁC TU SĨ NAM NỮ, CHỦNG SINH
TT |
Tên thánh – Họ & tên |
Năm sinh |
Tiên khấn |
Vĩnh khấn |
Thuộc Hội Ḍng |
1 |
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Tuyến |
1913 |
|
1933 |
Phaolô Hà Nội |
2 |
Nữ tu Elizabeth Chu Thị Tùng |
1918 |
|
1933 |
Phaolô Hà Nội |
3 |
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Công |
01/09/1940 |
|
1968 |
? |
4 |
Nữ tu Antonio Trần Thị Xuân Huệ |
20/07/1944 |
|
20/05/1973 |
? |
5 |
Nữ tu Anna Bùi Thị Khoa |
30/07/1941 |
|
1974 |
? |
6 |
Nữ tu Anna Hoàng Thị Tuyến |
09/05/1946 |
|
1975 |
? |
7 |
Nữ tu Anna Trần Thị Hiển |
1946 |
|
1976 |
? |
8 |
Nữ tu Têrêxa Trần Thị Sáng |
01/07/1952 |
|
? |
? |
9 |
Nữ tu Mađalêna Nguyễn Thị Thuỷ |
? |
|
? |
? |
10 |
Nữ tu Luxia Trần Thị Xinh |
|
|
|
|
11 |
Nữ tu Anna Trần Thị Láng |
|
|
|
|
12 |
Nữ tu Anna Nguyễn Thị Tuyết Mai |
07/06/1964 |
|
29/06/1999 |
|
13 |
Đan sĩ Têphanô Trần Xuân Cương |
09/03/1977 |
|
08/12/2004 |
|
14 |
Nữ tu Luxia Nguyễn Thị Anh Đào |
|
|
|
|
15 |
Tu sĩ Phêrô Nguyễn Hùng Cường |
? |
|
05/08/2006 |
|
16 |
Nữ tu Maria Nguyễn Thị T́nh |
07/10/1979 |
|
11/08/2009 |
|
17 |
Tu sĩ Giuse Nguyễn Chí Ái |
04/09/1981 |
|
21/05/2009 |
|
18 |
Nữ tu Maria Xêxilia Nguyễn Bích Hải |
|
|
15/08/2009 |
|
19 |
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Lệ Thu |
05/06/1981 |
10/06/2004 |
|
|
20 |
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Yến |
|
|
|
|
21 |
Nữ tu Maria Clara Nguyễn Thị Kim Tiến |
02/04/1986 |
|
|
|
22 |
Chủng sinh Phêrô Nguyễn Văn Tuấn |
|
|
|
ĐCV Cơ sở II Xuân Lộc |
23 |
Tu sĩ Phêrô Nguyễn Văn Tú |
|
01/07/2009 |
|
|
24 |
Tu sĩ Antôn Nguyễn Ngọc Hùng |
|
28/08/2009 |
|
|
25 |
Nữ tu Têrêxa Nguyễn Thị Viết |
|
14/09/2009 |
|
|
26 |
Nữ tu Cêxilia Lê Thị Thiết |
|
26/08/2010 |
|
< Nguồn : Website Gx Phú
Yên >
|