Giáo phận Vinh

Nhà thờ Giáo xứ Tam Trang

 

Nhà thờ Giáo xứ Tam Trang
Giáo hạt Nguồn Sơn

 

Địa chỉ : Lâm Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình ( Bản đồ )

Chánh xứ : Linh mục Phêrô Nguyễn Ðức Nghĩa (2/2017)

Tel

84.52-363-5679

E-mail

http://tamtrangquetoi.wordpress.com/

Năm thành lập

1886

Bổn mạng

 

Số giáo dân

2300

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - Hình ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt 

* Giáo xứ Tam Trang : Những công trình ước nguyện (13/1/2014)

 

Lược sử Giáo xứ Tam Trang

Tam Trang là một giáo xứ thuộc miền Tây Bắc của Quảng Bình Việt Nam, thuộc Xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cách Thành phố Đồng Hới 70km về phía Tây, nơi đây là vùng cao của dãy Trường Sơn, cách Động Phong Nha 15km. Người dân nơi đây sống chủ yếu làm nông nghiệp “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, ngoài ra còn một số nghề phụ như: đốt than, lấy gỗ, đánh bẩy…

Thành lập Giáo xứ: Theo người già kể lại thì: Ngày xưa khi bắt đầu có người tới ở, những người này đến từ Quảng Trạch mà cụ thể là người của Giáo xứ Hòa Ninh, họ đến để lập trang trại và sinh sống.

Giáo xứ được thành lập năm 1869, mang tên cũ là Lạc Sơn, gồm 3 giáo họ:

+ Lạc Sơn (Thùng Thùng)
+ Đồng Thung (Tam Trang)
+ Cây Lim

Giáo xứ được tách ra từ Giáo xứ mẹ Đồng Troóc. Người dân chủ yếu ở giáo xứ là dân di cư của giáo xứ Hoà Ninh (Quảng Hoà – Quảng Trạch – Quảng Bình).

Năm 1897, giáo xứ được đổi tên thành Giáo xứ Thùng Thùng và vẫn có 3 giáo họ ấy.

Năm 1919, giáo họ Cây Lim tách riêng lập xứ, thì Thùng Thùng đổi tên mới là Giáo xứ Tam Trang, gồm 3 giáo họ:

+ Xuân Trang

+ Phú Trang (Đồng Thung)

+ Thuận Trang (Lạc Sơn)

Vị Trí Địa Lý:

Giáo xứ nằm trong một thung lũng như lòng chảo của con thuyền mà mũi của nó là Sông Giăng và mạn thuyền là những dãy núi. Được tách ra từ Giáo xứ mẹ Đồng Troóc từ năm 1886. Giáo xứ vươn mình theo năm tháng với các giáo xứ trong giáo hạt. Tính từ năm 2011 giáo xứ đã tròn 125 năm với bao thăng trầm. Thật vậy, ngày nay ai đặt chân tới Tam Trang vẫn như lạc vào một cõi hoang sơ mà người dân nơi đây phải cam chịu số phận. Tất cả những yếu tố “Điện – Đường – Trường – Trạm” không ủng hộ nơi đây. Thiên nhiên đã không ưu đãi cho Tam Trang những thuận lợi nên những yếu tố khác cũng như hắt hủi số phận của nó. Kinh tế chủ yếu của người dân nơi đây là Nông nghiệp, ngoài ra người dân còn lên rừng để kiếm gỗ, đốt than…

Về phương diện lịch sử:

Thời chiến tranh nơi đây phải hứng chịu của những đợt bom đạn của quân địch, vì là nơi núi rừng hiểm yếu nên có nhiều người ẩn náu để tránh làn bom đạn do đó ngày ngày Tam Trang phải chịu những loạt bom vô cớ. Có những ngày từng loạt bom của giặc đã đánh phá và tàn sát cả một làng quê không còn ngôi nhà nào.

Nguồn : http://tamtrangquetoi.wordpress.com/

 

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

.............................................

Giáo xứ Tam Trang :  Những công trình ước nguyện

Năm 2013 với những trận bão lũ liên tiếp oằn xéo lên dải đất miền Trung vừa đi qua, nhưng nỗi âu lo, thấp thỏm dường như vẫn còn đó, vẹn nguyên trong nghĩ suy của nhiều người…

Phải làm sao cho bà con bớt nguy hiểm và được an toàn hơn mỗi khi mùa lũ đến là nỗi trăn trở bấy lâu nay của Bề trên Giáo phận Vinh? Với sự quảng đại của nhiều tấm lòng, nỗi trăn trở ấy đang dần được vơi bớt bởi những chương trình thiết nghĩa đang được triển khai.

Sáng ngày 13.01.2014, giáo xứ Tam Trang (Quảng Bình), nơi đã hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề bởi những trận bão lũ liên hoàn thời gian vừa qua, đã bắt đầu xây dựng công trình ngôi nhà xứ theo mô hình nhà vượt lũ, với thánh lễ đặt viên đá đầu tiên. Thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự, cùng với quý cha trong và ngoài giáo hạt Nguồn Son, quý chủng sinh, tu sỹ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Tam Trang, một giáo xứ vùng sâu, bà con sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với chỉ một vụ lúa mỗi năm, và nghề đốn củi trên rừng núi. Sự khó khăn đó như càng nhân lên vì những trận bão lũ hoành hành. Trong mấy tháng cuối năm 2013 vừa qua, nơi đây chứng kiến sự tàn khốc bởi những cơn bão lũ liên hoàn. Rất nhiều căn nhà vốn sơ sài, tạm bợ của bà con đã bị sập đổ. Họ đã phải đào hầm để trú bão, vì căn nhà của mình không đủ an toàn. Nhà thờ giáo họ Thuận Trang bị tốc mái hoàn toàn và bị xô đẩy xiêu vẹo. Cơn lũ kéo theo sau cơn bão số 10 và 11 đã làm cho hầu hết các căn nhà trong giáo xứ bị ngập nước, riêng ngôi nhà xứ tạm cũng bị ngập. Bà con muốn đến trú ngụ cũng không thể.

Chính vì thế, mong mỏi của cha quản xứ và cộng đoàn nơi đây không chỉ là một căn nhà đủ an toàn làm trung tâm mục vụ mà còn là nơi để bà con có thể đến trú ngụ qua cơn nguy hiểm mỗi khi bão lũ tới. Tuy phải tốn kém nhưng một căn nhà theo mô hình vượt lũ là điều cấp thiết và thích hợp đối với hoàn cảnh nơi đây.

Một công trình được khởi công nhất là đối với một nơi như Tam Trang thực sự là nỗi lo không nhỏ. Sự thành tựu của nó thiết nghĩ có lẽ phải trông chờ nơi những tấm lòng hảo tâm hơn là tự sức của bà con. Và niềm hy vọng đó đã bắt đầu hé mở. Ngay sau khi Đức Cha Phaolô làm phép và chính thức đặt viên đá đầu tiên, thì quý cha hiện diện, quý ân nhân hảo tâm đã tiếp nối bằng những viên đá "quảng đại" của mình. Tuy nó còn khá khiêm tốn so với tổng kinh phí dự toán cho công trình, nhưng đó sẽ là "niềm tin" cho giáo xứ can đảm, cố gắng cho công trình đang nguyện ước này.

Giáo xứ Tam Trang cũng vui mừng khánh thành cây cầu "Tình Thương" bắc qua suối Làng. Đó là tất cả sự cố gắng của người dân nghèo nơi đây, cũng như sự thiết yếu của nó. Cha quản xứ Phêrô Trần Trung Năng cho biết, ngày ngày thấy bà con mấy hộ bên kia phải lội suối đi tham dự thánh lễ, nhất là thấy họ lội suối với thúng ngô khoai đội trên đầu để đến chợ, rất tội nghiệp và nguy hiểm. Từ đó, ngài quyết tâm cùng với bà con làm cho bằng được cây cầu. Đức Cha Phaolô đã bày tỏ tâm tình trước khi cắt băng khánh thành: "Đây không chỉ là niềm mong mỏi quyết tâm của cha quản xứ và bà con giáo xứ Tam Trang mà còn ghi dấu sự quảng đại của nhiều tấm lòng vì bà con nghèo khổ.”

Tại giáo xứ còn nhiều khó khăn này, nước sinh hoạt và nước uống thực sự là một điều nan giải. Nhờ sự quan tâm của Bề trên Giáo phận và sự giúp đỡ của quý ân nhân, một nhà máy lọc nước trị giá gần 80 triệu đồng đã được xây dựng, phục vụ cho hơn 9000 người dân lương giáo trên địa bàn xã Lâm Trạch và vùng phụ cận. Vì bà con nghèo, nên cha xứ chỉ để một "thùng tiền điện" để bà con tự nguyện bỏ vào tuỳ ý mỗi lần đến lấy nước. Hôm nay, nhà máy lọc nước đã được Đức Cha Phaolô làm phép, xin Chúa thánh hoá dòng nước cho bà con sử dụng.

Tam Trang là một giáo xứ kỳ cựu ở Quảng Bình, được thành lập năm 1886, tách ra từ xứ mẹ Hoà Ninh. Giáo xứ hiện với hơn 2300 giáo dân thuộc 3 giáo họ này đang dần được chứng kiến những bước chuyển mình, vươn lên khỏi cuộc sống khó khăn, nghèo khổ. Tuy nhiên, sự khởi sắc đó chưa được bao nhiêu, bởi phải hứng chịu nhiều khắc nghiệt của thiên tai, cũng như sự khó khăn về điều kiện để phát triển kinh tế.

Ước mong rằng, nhờ ơn Chúa, với sự quảng đại của nhiều tấm lòng hảo tâm, những nguyện ước, quyết tâm và cố gắng của cha quản xứ và cộng đoàn Tam Trang sẽ sớm được thành tựu.

 


Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Tam Trang

Hình ảnh Giáo xứ Tam Trang : Những công trình ước nguyện (13/1/2014)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[ Xem toàn tập ]

 

Vài hình ảnh Giáo xứ Tam Trang

    

Nguồn : http://tamtrangquetoi.wordpress.com/ 

    

 

     

 

 

 

Chi tiết - hình ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]