
Lược
sử Giáo xứ Tân Lộc
LƯỢC SỬ H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO XỨ TÂN LỘC
 Giáo
xứ Tân Lộc, trực thuộc giáo phận Vinh, được ghi vào biên niên sử
của Giáo Hội hoàn vũ, chúng tôi xin được phép ôn lại một vài nét
sử liệu với những sự nghiệp mà cha ông chúng tôi đă gầy dựng trong
suốt mấy thế kỷ qua, và nhận lấy đó làm niềm tự hào và danh dự,
hầu để duy tŕ, phát huy những thành quả tốt đẹp mà Tiền nhân đă
dày công vun đắp. Đúng như lời người xưa đă căn dặn con cháu :
“Thiên ân thần khả báo
Phụ nghiệp tử năng thừa”.
Đáp lại lời mời gọi khẩn thiết của Thầy Chí Thánh : "Hăy đi rao
giảng Tin Mừng khắp thế gian", từng đoàn đoàn, lớp lớp những
người con ưu tú của Giáo Hội nối tiếp nhau, không quản gian lao
vất vả, xung vào đội ngũ nối dài ơn Cứu Độ cho đến tận cùng bờ cơi
trái đất và đă cùng Phêrô thưa tiếng : "Vâng lời Thầy con xin thả
lưới".
 Thế
là mảnh đất Nghệ -Tĩnh -B́nh, tức lănh thổ giáo phận Vinh ngày
nay, được diễm phúc đón tiếp bước chân nhà truyền giáo vĩ đại A-lệ-Sơn
Đắc Lộ vào năm 1629, khi Ngài và giáo sĩ Mác-Kê ở Thăng Long bị
Nhà Lê bức xuống thuyền theo đường biển, vào Nam để về Macao. Cuộc
hành tŕnh đầy thử thách này chuyển tải trọn vẹn thánh ư Chúa quan
pḥng nhiệm mầu muốn cho đoàn tranh thủ rao giảng Tin Mừng tại các
cửa biển Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng B́nh.
Mảnh
đất giáo xứ Tân Lộc, chính là một trong các cửa biển đầu tiên
thuộc giáo phận Vinh được đại phúc đón nhận hạt giống Tin Mừng từ
đoàn truyền giáo cha Đắc Lộ năm xưa : Cửa Ḷ. Vâng, trong cái buổi
đầu tinh khôi ấy, Tin Mừng Cứu Độ như một âm vang vút cao trên
sóng biển ŕ rào tạo nên một giai điệu êm đềm, ngân vang, bọc lấy
làng chài Cửa Ḷ vốn "sơn thuỷ hữu t́nh" từ bao đời nay. Thật là "hữu
duyên thiên lư năng tương ngộ". Cái duyên của ḷng người, của đất
trời gặp nhau. Thế là "bột đă được dậy men", "hạt giống đă được
gieo vào đất tốt và sinh hoa kết quả".
 Cửa
Ḷ hồi ấy có chợ Ḷ khá sầm uất, là điểm giao lưu buôn bán, trao
đổi hàng hoá duy nhất giữa dân cư các vùng lân cận với dân làng
chài. Đây là điều kiện thuận tiện cho hạt giống Đức Tin lan toả
khắp địa hạt Chân Lộc (tên gọi huyện Nghi Lộc ngày xưa). Quả là
thiên thời, địa lợi, nhân hoà! Chân Lộc c̣n là một trong những xứ
đạo tiên khởi của giáo phận Vinh, với gần 4046 giáo dân, trong đó
Đông Biên (tức Tân Lộc ngày nay) là một họ lẻ, có một nhà thờ mái
tranh, mang cái tên gắn liền với vị trí địa lư của làng : nhà thờ
Đông Biên (nghĩa là phía đông giáp biển). Nơi đây đă trở nên điểm
tựa tinh thần linh thiêng duy nhất của con cái làng Đông Biên (Tân
Lộc) sau những chuyến ra khơi đối mặt với sóng gió cuộc đời. Từ
nay, dù biển có gào thét hay sóng nước có trào dâng con thuyền của
Đức Kitô trong ḷng con cái Đông Biên (Tân Lộc) vẫn cứ lướt thắng
và đầy ắp "cá người".
"Hữu xạ tự nhiên hương”. Thật vậy, nhờ hương thơm đời sống
đạo đức và ḷng nhiệt thành Tông đồ toả ra từ các Đấng Thừa Sai và
đoàn chiên, ít lâu sau một số bà con lương dân làng Mai Bảng xin
gia nhập đạo. Số tân ṭng này chính là nhân tố đầu tiên làm nên
giáo họ Mai Hương (tức Mai Lĩnh hôm nay). C̣n họ giáo Yên Trạch là
kết quả của một số gia đ́nh lương dân làng Yên Lương trở lại với
một số ít giáo dân ở Đá Dựng (Lập Thạch) và dân chài ở Cửa Rum lên.
 Tuy
cuộc sống dân làng chài thời ấy c̣n mang h́nh thức trao đổi là
chính nhưng Mai Hương và Yên Trạch cũng đă có hai nhà nguyện nhỏ,
đủ cho những lời kinh nguyện sớm tối như hương thơm ngào ngạt bay
lên trước Thiên Ṭa Chúa. Chính nhờ đó mà một năm trước khi thành
lập giáo phận Vinh, tức là năm 1845 cha Lausensô Tăng, người con
ưu tú của Mai Hương được tiến chức linh mục. Sau 16 năm nhiệt
thành trong sứ vụ Tông đồ, Ngài đă bị bắt và chết rũ tù năm 1859
làm chứng nhân cho Đức tin dưới thời Tự Đức. Ḍng máu tử đạo của
Ngài đă thấm sâu vào ḷng Đất Mẹ Cửa Ḷ-Tân Lộc thân thương làm
vọt lên một sức sống mới mănh liệt cho 42 bông hoa thiêng nối tiếp
nhau trổ sinh trong suốt hơn 140 năm qua ; trong đó có 26 linh
mục, hơn 25 tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong và ngoài nước, góp
phần tô điểm cho vườn hoa muôn sắc của Giáo Hội thêm rực rỡ.
Theo cuốn "Tư liệu về hàng Giáo Phẩm Đông Dương thế kỷ 17 và 18"
của Đức Cha Lu-i - Nê-ê, người Pháp, Giám Mục giáo phận Tây Đàng
Ngoài, cho biết : linh mục tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam,
Bênêdictô Hiền, sinh năm 1615, tại làng Dou Hien, xứ Chân Lộc,
tỉnh Nghệ An, thụ phong linh mục năm 1668. Chữ "Đu" trong tiếng
Pháp có âm vọng Việt Ngữ là "Đông". Phải chăng đó làng Đông Biên (Tân
Lộc) chúng ta.
 Năm
1853 Giáo xứ Cửa Ḷ được tách ra từ xứ mẹ Chân Lộc với 2693 giáo
hữu, linh mục quản xứ là cha Giacôbê Nguyễn Danh Thông, quê ở
Thuận Nghĩa, bị bắt ngày 21-1-1860 tại Vạn Lộc trại, bị trảm quyết
v́ đạo ngày 24-4-1860.
Năm 1876 do điều kiện bất lợi về vị trí địạ lư mỗi khi có gió băo,
nước biển dâng cao, nhà thờ cũ Đông Biên đă được dời vào vị trí
hiện nay và thay bằng một nhà thờ gỗ mái ngói với tước hiệu Sinh
nhật Mẹ làm Bổn mạng. Theo sử liệu để lại, việc dời nhà thờ đến vị
trí mới là nhờ sự bênh vực của linh mục Phaolô Nguyễn Hoằng, nghĩa
tử của cha già quản xứ Giacôbê Nguyễn Danh Thông, hồi ấy đang làm
quan Bộ Lễ Tả Tham Tri ở Huế dưới thời vua Tự Đức, xử hậu cho vụ
tranh chấp đất nên măi đến ngày nay con cháu làng Đông Biên (Tân
Lộc) vẫn luôn truyền tụng và ghi ơn.
"Con thuyền lịch sử" chuyên chở "những con người lịch sử" âm thầm
đi qua một giai đoạn tưởng chừng như không mấy ai quan tâm ấy, đă
trở thành những thanh âm thông điệp măi măi ngân vang, hết sức
quan trọng và đầy tính quyết định cho tương lai hậu thế cháu con.
 " Quê
hương tôi !
Bao sự tích diệu kỳ chứa trong từng câu kể.
Mang nặng ân t́nh của bao thế hệ.
Mặn giọt mồ hôi của cha của mẹ
Thơm hơi thở nồng của chị của anh".
Khép lại một giai đoạn lịch sử hào hùng mà cha ông đă viết lên
trong gian nan, vất vả, mồ hôi trộn lẫn với máu và nước mắt, ư
Chúa nhiệm mầu muốn cho mảnh đất này bước sang một giai đoạn lịch
sử mới không kém phần phong phú và trọng đại, với một danh xưng
mới được ghi vào biên niên sử của giáo phận: Tân Lộc.
Năm 1902, Đức Cha Pi-Nhô Trị Giám Mục giáo phận Vinh chính thức
châu phê thành lập giáo xứ Tân Lộc với ba họ đạo : Tân Lộc, Mai
Hương và Yên Trạch cùng với ba tước hiệu Mẹ làm bổn mạng : Sinh
Nhật Mẹ, Mẹ Vô Nhiễm và Mẹ Mân Côi, sau này giáo họ Đức Xuân nhập vào
lấy tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, có ư ghi ơn Mẹ đă d́u dắt đoàn con giáo
xứ vượt qua bao thử thách trong những ngày gian nan.
Tân Lộc khiêm tốn nép ḿnh dưới chân núi Lô Sơn lịch sử, nơi mà
nhà chí sỹ Công Giáo PhaoLô Nguyễn Trường Tộ đă cùng bạn học xướng
hoạ và ngắm cảnh biển trời bao la, sau một ngày miệt mài với sách
vở, trong những năm tháng theo học quan huyện Địa Linh ở làng Tân
Lộc.
Cũng như ngọn Lô Sơn đứng sừng sững giữa đất trời, không hề lay
chuyển trước những biến động thăng trầm của lịch sử, Tân Lộc cũng
luôn kiên trung trong Đức Tin mà cha ông đă đón nhận như một báu
vật linh liêng, vô giá Thiên Chúa đă trao ban.
Từ thành lập và phát triển đến nay, Tân Lộc đă đón nhận biết bao
hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria tặng ban qua tay 15 vị chủ chăn
nhiệt thành, thánh thiện thay mặt Bề Trên Giáo phận coi sóc và
hưởng dẫn. Các Ngài như những tay lái lành nghề dẫn đưa con thuyền
Giáo xứ vượt qua bao băo táp ḍng đời, vững tin vào Chúa và tương
lai của Giáo hội Người.
Năm 1902-1910, Bề Trên giáo phận bổ nhiệm cha
Phêrô Đạt quản xứ Tân Lộc trong
buổi "vạn sự khởi đầu nan" đầy thiếu thốn, vất vả với ba giáo họ,
gần 2465 tín hữu. Nhưng con thuyền của con cái Tân Lộc với thuyền
trưởng Phêrô Đạt vẫn êm đềm tiến về tương lai sáng ngời, nơi đó
Đức Kitô-Thuyền Trưởng của mọi thuyền trưởng đang chờ đón.
Năm 1910-1915, cha Gioanbatixita Nguyễn
Đức Nhạc được bổ nhiệm làm quản xứ Tân Lộc.
Năm 1910, giáo họ Mai Hương trở thành trung tâm nghỉ mát của các Cố
Thừa Sai. Nơi đây c̣n là điểm học tiếng Quốc Ngữ lư tưởng của các
Thừa Sai mới sang Việt Nam
Năm 1915-1921, cha Gioanbaotixita Đậu
Quang Trường được đặt làm quản xứ Tân Lộc.
Năm 1919, Giáo họ Mai Hương khởi công xây dựng ngôi thánh đường,
kiến trúc theo kiểu Tây Phương, do Cố Thừa Sai Hoà thiết kế và đốc
công. Công tŕnh lịch sử này đă được khánh thành Năm 1923 trong
niềm vui của toàn giáo xứ.
Năm 1921-1932, cha Phaolô Thực,
được Bề Trên Giáo phận bổ nhiệm làm quản xứ Tân Lộc. Nhờ trí thông
minh, khôn ngoan và ḷng nhiệt thành Tông đồ của Ngài, ngôi thánh
đường sơn son thiếp vàng, nguy nga rộng lớn, nhất nh́ giáo phận
lúc bấy giờ đă được khởi công và hoàn thành vào năm 1930. Đây là
biểu tượng sống động nói lên ḷng mến Chúa, yêu Giáo hội của con
cái Tân Lộc. Tháp chuông và phần ḷng ngôi thánh đường này hiện
nay vẫn c̣n đó. Và để ghi nhớ công ơn trời bể của Ngài, cha ông
chúng tôi đă đặt thi hài Ngài nằm trong ḷng ngôi thánh đường như
trong ṿng tay của con cái Tân Lộc khi ngài về chầu chúa ngày
30/10/1932.
Năm 1932-1942, cha Gioanbaotixita Thư,
nguyên là cha phó cho Cha già Phaolô Thực, được Bề Trên giáo phận
đặt lên chính sau khi cha xứ Phaolô Thực qua đời. Một ngôi trường
giáo lư khang trang mang tên thánh Gioanbaotixita đă được mọc lên
dưới bàn tay hướng dẫn của Ngài.
Năm 1942-1944, cha Phaolô Lễ,
được bổ nhiệm làm quản xứ. Chỉ trong ṿng hai năm coi sóc, cơ sở
của giáo xứ lại có thêm một ngôi trường mới khang trang, đẹp đẽ
mang tên thánh Phaolô, đối diện với ngôi trường thánh
Gioanbaotixita. Hai ngôi trường này đă bị bom đạn chiến tranh tàn
phá, hiện nay không c̣n nữa nhưng dư âm của nó luôn vang vọng
trong tâm thức của bao đời con cháu Tân Lộc, v́ từ đó nhiều người
con của Tân Lộc đă lớn lên và tung cánh muôn phương.
Năm 1944, Cha Phêrô Trần Đức Hân,
được bổ nhiệm làm quản xứ Tân Lộc. 14 năm quản xứ của Ngài được
chia làm hai giai đoạn (từ 1944-1953 và 1956-1969) với những bước
tiến thăng trầm do hoàn cảnh chính trị xă hội bất trắc đem đến.
Năm 1954, Do đấu tranh cho công lư sự thật v́ bảo
vệ Giáo hội, cha
Phêrô bị chính quyền bắt giam, nên từ năm 1954-1955, con cái Tân
Lộc được đặt dưới sự phụ trách của cha hạt
Phêrô Phan Định quản xứ Lộc Mỹ.
Năm 1954, trong một đợt oanh tạc của máy bay Pháp, ngôi thánh
đường Tân Lộc ḥng bị xoá sổ trên địa bàn Cửa Ḷ. Nhưng, Mẹ Thiên
Chúa nhân lành đă hiện ra uy nghi trên tháp chuông ngôi thánh
đường như một "Hiệp Sĩ" oai hùng xuất trận, với ngọn cờ trong tay,
gạt làn bom lạc hướng ra biển, bảo vệ ngôi thánh đường và đoàn con
yêu của Mẹ b́nh yên. Sau biến cố này, bà Hướng Thinh, một lương
dân làng Vạn Lộc xin gia nhập đạo và đă trở thành một Kitô hữu tốt,
v́ chính bà đă chứng kiến và kể lại cho mọi người việc Đức Mẹ
hiện ra làm những điều cả thể trên con cái Tân Lộc.
Mùa xuân năm 1956, tin vui đến với giáo xứ, cha quản xứ Phêrô được
trả tự do, trở về với đoàn chiên. Một cuộc rước đón cha trở về
long trọng và hào hùng đă diễn ra trên quảng đường Vinh - Cửa Ḷ
năm ấy.
Năm 1957, giáo họ Yên Trạch khởi công xây dựng lại ngôi thành
đường sau nhiều năm xuống cấp.
Năm 1958, ngôi nhà pḥng Giáo xứ đă được khởi công xây dựng đến
nay vẫn c̣n đó như một chứng tích hùng hồn của một giai đoạn lịch
sử thăng trầm.
Năm 1960-1978, cha Phêrô Nguyễn Lê
được đặt làm quản hạt Cửa Ḷ, quản xứ Tân Lộc.
Năm 1967, trong một đợt oanh tạc của máy bay Mỹ, ngôi nhà pḥng
giáo xứ đă đổ xuống giữa lúc 50 học sinh giáo lư đang học trong đó.
Nhưng bàn tay uy quyền Chúa và Mẹ quan thầy đă ǵn giữ, chở che
cho tất cả được bằng an vô sự. Lạ hơn nữa, cũng chính vào thời
điểm đó, một mảnh bom cắt dứt cây dừa, xuyên qua bức tường nhà thờ,
chọt thủng phía sau nhà tạm làm chén dựng Ḿnh Thánh Chúa văng ra,
nhưng Ḿnh Thánh Chúa vẫn nằm nguyên trong chén thánh như muốn nói
với con cái Tân Lộc rằng : Cha luôn hiện diễn giữa chúng con, cả
những lúc đau thương nhất. Sự kiện lạ này là một dấu chỉ cho thấy
ḷng Chúa ưu ái, thương yêu con cái Tân Lộc đến ngần nào !
Năm 1974, giáo họ Mai Hương xây dựng lại ngôi thánh đường đă bị
bom Mỹ tàn phá trong chiến tranh năm 1972.
Sau 18 năm cùng sống chết với con cái Tân Lộc, trong giai đoạn
lịch sử đầy biến động của dân tộc Việt Nam, dưới những làn mưa bom,
băo đạn của đế quốc Mỹ, tháng 7 năm 1978 Ngài đă được Chúa gọi về
thưởng công. Phần mộ của Ngài hiện nay được cải tảng dưới chân
tượng đài Mẹ, trong khuôn viên thánh đường này.
Để chia sẽ mất mát với con cái giáo xứ, tháng 7 năm 1978-1979, Bề
Trên giáo phận cho phép cha Tôma Nguyễn
Văn Cường, người con yêu của quê hương, nguyên là thư kư
Toà Giám Mục, phụ trách Giáo xứ Tân Lộc.
Năm 1979-1984, cha Giuse Vương Đ́nh Ái,
được bổ nhiệm làm quản hạt Cửa Ḷ, quản xứ Tân Lộc. Trong năm năm
d́u dắt, Ngài đă tạo mọi điều kiện, khích lệ phát triển văn hoá,
nâng cao dân trí, đặc biệt là sự hiểu biết giáo lư. Nhiều giáo lư
viên của giáo xứ đă lớn lên nhờ sự quan tâm dạy dỗ của Ngài.
Năm 1984-1988, cha Gioanbaotixita Lê
Phương Hướng được đặt làm quản hạt Cửa Ḷ, quản xứ Tân Lộc.
Bốn năm dưới sự hướng dẫn của Ngài các hoạt động đoàn thể của giáo
xứ bắt đầu khởi sắc, nhiều gia đ́nh thăng tiến trong đời sống đạo
nhờ tinh thần mục vụ tận t́nh của Ngài.
Mùa hè năm 1988, cha Giuse Nguyễn Tràng,
được đặt làm quản hạt Cửa Ḷ, quản xứ Tân Lộc đến hết năm 2001.
Mười ba năm dưới sự d́u dắt của ngài, cùng với sự cộng tác đắc lực
của ban điều hành giáo xứ và các giáo họ, giáo xứ đă khởi sắc rơ
rệt về nhiều lănh vực ; nhiều công tŕnh kiến trúc làm giàu cơ sở
hạ từng đă được mọc lên : tượng đài kính Mẹ, ngôi trường giáo lư,
nhà các thầy. Đặc biệt, với tinh thần xây dựng quê hương của con
cháu định cư ở nước ngoài, ngôi thánh đường giáo xứ đă được trùng
tu lại nguy nga, lộng lẫy, khánh thành và cung hiến vào ngày 27
tháng 12 năm 2001 do Đức Giám Mục Phaolô-Maria Cao Đ́nh Thuyên chủ
sự, trong niềm vui sướng của hàng ngàn con tim con cái Tân Lộc.
Các công tŕnh kiến trúc thờ phượng dâng Chúa này không những
biểu trưng cho Niềm Tin tha thiết của con cái giáo xứ Tân Lộc mà
c̣n góp phần làm cho cảnh quan khu du lịch Cửa Ḷ thêm trang nhă
và đẹp đẽ, hài ḷng du khách đến với đô thị Cửa
Ḷ, bên cạnh đó
ḍng tu Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng về t́m vị trí trên mảnh đất thân
yêu Cửa Ḷ để đặt cơ sở phục vụ.
Tháng 1 năm 2002, cha Phêrô Nguyễn Văn
Khang được Bề Trên Giáo phận đặt làm quản hạt Cửa Ḷ, quản
xứ giáo xứ Tân Lộc. Tiếp nối đà phát triển của giáo xứ, tháng
3/2002 Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đ́nh Thuyên cho phép giáo họ
Đức Xuân, nguyên là họ đạo thuộc giáo xứ Lộc Mỹ được sát nhập vào
giáo xứ Tân Lộc. Từ nay, giáo xứ Tân Lộc có 4 họ đạo với hơn
6500 giáo dân, tất cả đều đóng trên địa bàn thị xă Cửa Ḷ trung
tâm du lịch khá sầm uất của tỉnh Nghệ An.
Vào lúc 19h30 ngày 02 tháng 07 năm 2008 sau một thời gian đau nặng
do nhiều căn bệnh nan y, một phần do thời kỳ ngài phải bị tù đày
dưới chế độ nhà tù cọng sản, với sự nổ lực hết ḿnh chăm sóc của
đoàn con cái giáo xứ Tân Lộc, nhưng bệnh t́nh vẩn không thuyên
giảm và Chúa đă gọi ngài về hưởng thọ 71 tuổi. Linh cửu ngài được
an táng tại khuôn viên nhà thờ giáo họ Tân Lộc bên cạnh tượng đài
Mẹ.
Bề trên giáo phận không để con cái ḿnh phải vắng bóng chủ chăn
ngày 08 tháng 08 năm 2008, một tháng sáu ngày Giáo xứ long trọng
đón cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng
một người cha trẻ, năng nổ tài giỏi, mang trọng trách trưởng Ban
giáo lư đức tin của Giáo phận về coi sóc giáo xứ Tân Lộc. Tiếp tục
những công việc của người quá cố để lại. Ngôi nhà trường giáo lư
hai tầng hơn 10 pḥng học trong đó có hai pḥng ăn nghỉ, học cho
2 lớp trẻ mầm non được các Sơ ḍng Bác Ái Turê chăn dắt dạy bày.
Ngôi nhà thờ giáo họ Mai Lĩnh được cha tiếp tục xây dựng chuyển
tiếp của cha già quá cố Phêrô Nguyễn văn Khang dần dần được đi vào
hoàn tất. “Đất lành chim đậu” Trên địa bàn giáo xứ Tân Lộc lại
đón nhận nhiều vị khai sáng kiếm t́m cho ḍng ḿnh và Ḍng Lời
Chúa, Ḍng Bác Ái Turê v.v về mua đất và định cư trên địa bàn giáo
xứ để phục vụ và phát triển.
Đứng trước những thách đố mới của thời đại, cha con giáo xứ chúng
tôi có nhiều thao thức cho tương lai : nhiều dự án về mục vụ cũng
như xây dựng cơ sở hạ từng góp phần làm cho bộ mặt của giáo xứ và
cảnh quan đô thị Cửa Ḷ thêm thanh lịch. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận
đựơc sự đồng t́nh và giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân có ḷng
hảo tâm trong tinh thân xây dựng quê hương, để chúng ta có thể
phát triển nét đẹp văn hoá Kitô Giáo trên nền văn hoá Việt Nam,
trong thiên niên kỷ mới này.
Con số hơn 6500 giáo dân và hơn 1000 con cháu đang định cư tại
các giáo phân bạn và nước ngoài hôm nay, chính là thành quả của
gần 380 năm cha ông chúng ta đă khó nhọc vun trồng. Với đạo lư :
"Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", thế hệ con cháu
chúng con xin kính cẩn nghiêng ḿnh trước anh linh Tổ Tiên nói lên
lời cảm tạ và tri ân, v́ những kỳ công mà Chúa đă dùng Tổ Tiên mà
thực hiện trên mảnh đất Cửa Ḷ thân thương này.
"Danh thơm Ngài chúng con xin truyền tụng
Từ thế hệ này sang thế hệ kia.
Nguyện từ nay nối tiếp nghĩa khí,
Dệt thêm ḍng lịch sử mỹ lệ của Tiền Nhân”.
HĐ Mục vụ giáo xứ
Nguồn :
http://giaoxutanloc.net/
................
Bế mạc tuần chầu lượt giáo xứ Tân
Lộc (Cửa Ḷ)
13.09.2010
[GPVO] - Sáng ngày 12.9.2010, giáo xứ Tân Lộc hân hoan bước vào
ngày bế mạc tuần chầu đền tạ Thánh Thể. Đức Cha Phaolô Maria Cao
Đ́nh Thuyên đă đến dâng thánh lễ với sự hiệp ư của các linh mục
trong hạt.
Đây là địa điểm truyền giáo lâu đời nằm sát cửa sông Cấm (Cửa Ḷ)
nhưng mới tách xứ từ 1902. Giáo xứ nằm cạnh làng lương Vạn Lộc nổi
tiếng trong lịch sử xứ Nghệ, là nơi quận công Nguyễn Sư Hồi thời Hậu
Lê từng chiêu mộ dân khai hoang, lập ấp.
Giáo xứ Tân Lộc hiện gồm các giáo họ: Tân Lộc, Mai Lĩnh, Yên
Trạch và Đức Xuân (6.500 giáo dân). Nơi đây cũng là sở hạt do linh
mục Martinô Nguyễn Xuân Hoàng coi sóc.

Trong niềm vui nhân tuần chầu lượt, con em học sinh đă bắt đầu sử
dụng ngôi trường giáo lư 2 tầng, đồng thời là trường mầm non giáo xứ.
Ngôi trường được khánh thành ngày 23.8.2010 vừa qua đă góp phần hoàn
thiện hệ thống cơ sở vật chất của một giáo xứ nằm ở khu đô thị biển
sầm uất.
Hiện nay, Ṭa Giám mục đang dự định thiết lập giáo xứ mang tên
Cửa Ḷ từ hai giáo họ Mai Lĩnh và Yên Trạch. Giáo xứ mới thuộc địa
bàn các khối 6,7,8,9; phường Thu Thủy; thị xă Cửa Ḷ với số giáo dân
chừng 2.400 người. Địa điểm nhà thờ giáo xứ tương lai đặt tại Mai
Lĩnh, cách đảo Lan Châu khoảng 350m.
Lữ Khách
|