
Lược
sử Giáo họ Tân Sơn
Thành lập giáo họ mới Tân Sơn :
Chuyện cổ tích nơi rừng sâu
Đồn rằng ở xứ ấy, cách đây dăm chục năm, thỉnh thoảng cọp, beo,
voi và thú dữ vẫn thường mò về. Đất đai phì nhiêu nhưng vắng bóng
người, cây cỏ rậm rạp càng làm khung cảnh thêm hoang vu…
Trầy trật qua hai con dốc và núi đồi sâu thẳm, xuyên qua những
khu mỏ quặng mangan; cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân đến tân giáo
họ Tân Sơn (xứ Tân Thành). Có lẽ ít có địa điểm nào trong giáo phận
đường sá lại ghập ghềnh đến vậy.
Giữa bạt ngàn đồi núi được phủ bằng thảm xanh keo lá tràm, bạch
đàn hiện lên thấp thoáng những bóng nhà. Đất rộng, dân cư ít nên
thưa thớt. Đi được một quãng khá xa mới thấy một căn nhà nằm trơ
trọi. Nghe nói rằng, cư dân Tân Sơn chỉ vào đây theo diện di dân
kinh tế mới cách đây chừng 20 năm.
Gần dăm chục hộ dân quây quần thành một xóm nhỏ. Trong số đó có
17 hộ với chưa đầy 100 nhân khẩu là giáo dân. Đa số là lớp trẻ từ xứ
mẹ Tân Thành vào lập nghiệp, khai hoang những mảnh đồi trọc để làm
ăn sinh sống. Qua vài truông, dốc; bên kia đã là giáo xứ Thổ Hoàng,
Kẻ Vang của giáo hạt láng giềng Ngàn Sâu nơi có dòng sông chín khúc
uốn lượn. Nhìn về xa xa là xứ mẹ Tân Thành trước đây là “Trại Cày”,
đồn điền Nhà Chung. Cư dân tứ xứ theo nhau về đây lập nghiệp, cày
cấy cho giáo phận. Sau gần 75 năm phát triển, giờ đây giáo xứ có
khoảng trên 3.100 nhân danh cư trú trên vùng đất Nhân Lộc (huyện Can
Lộc, Hà Tĩnh).
Về xứ sở Tân Sơn, mọi sự đã đổi thay khá nhiều để nhường chỗ cho
một ngày mới. Quả thật, không ai có thể ngờ rằng trên mảnh đất hoang
vu chưa có ánh điện đã có người dân Công giáo đến sống. Không chỉ
hiện diện mà họ còn tạo dựng cho mình được một ngôi nhà nguyện mặc
dù mới chỉ là nhà cấp bốn nhưng khang trang, vững chãi. Một điều
giáo họ có được là diện tích khuôn viên khá rộng rãi, hơn 2 ha được
trồng cây bao phủ, đó là niềm ao ước của bất cứ xứ đạo, họ đạo nào
để có thể cử hành thuận lợi các hoạt động tôn giáo.
* Nguồn : Web
Site Giáo Phận
Vinh
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

|