Giáo phận Vinh

Nhà thờ Giáo họ Thanh Bích - Giáo xứ Xuân Phong

 

Nhà thờ Giáo họ Thanh Bích - Giáo xứ Xuân Phong
Giáo hạt Đông Tháp

 

Địa chỉ :  

Chánh xứ : Linh mục

Tel :

 

Fax :

E-mail :

 

 

 

 

Năm thành lập :

 

 

Số Giáo dân :

 

 

 

 

Giờ lễ :   Chúa Nhật :
                Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :

Tư liệu :  Lược sử  -  H́nh ảnh 

- Links liên quan

 

Kỷ niệm 100 năm thành lập và khánh thành
nhà thờ giáo họ Thanh Bích (xứ Xuân Phong)

16.01.2009

Từ quốc lộ IA, về phía bắc thị trấn Diễn Châu ngay đầu cầu Diễn Thành, rẽ về hướng Đông khoảng 3km, quý vị sẽ nhìn thấy một ngôi nhà thờ mới xây mọc lên giữa khu dân cư đông đúc của xóm Chiến Thắng xã Diễn Bích, đó là nhà ngôi thờ giáo họ Thanh Bích. Được khởi công xây dựng vào ngày 10/04/2006 với kích thước chiều dài 36m, rộng 11m và tháp cao 30m trên khuôn viên rộng 1000m2.

Sau hơn 2 năm miệt mài với công trình, sáng ngày 14/01/2009, hơn 400 con tim trong giáo họ rộn ràng vui mừng tổ chức khánh thánh ngôi nhà thờ mới và cùng với niềm vui này là sự kiện kỷ niệm giáo họ được 100 năm tuổi.

Đức Cha Phaolô đã cắt băng khánh thành nhà thờ và chia sẻ niềm vui với giáo họ qua 100 năm hình thành và phát triển, đồng tế với Đức Cha có 17 linh mục trong ngoài hạt Đông Tháp, cùng toàn thể giáo họ Thanh Bích và quý khách tham dự thánh lễ cầu nguyện dâng lời tri ân cảm tạ đội ơn Thiên Chúa về Hồng ân lớn lao này.

 


Trong ngày “đại hỷ” này, chúng ta cùng ôn lại đôi dòng lịch sử của giáo họ Thanh Bích, để cảm tạ tình thương hải hà vô lượng của Thiên Chúa chí tôn đổ xuống trên dân Người, qua đó cũng để hâm nóng bầu nhiệt huyết của cộng đồng dân Chúa và thắp sáng lên niềm tin cho cộng đồng lương dân chung quanh bằng chính xác tín sâu xa của mình.
 
Vào năm 1807, do cuộc bách hại đạo khốc liệt của Văn Thân, có 3 người đã lánh xuống ở khu đất đầu làng Vích cuối làng Si, nay gọi là Thanh Bích, đó là ông Nhung ở làng Lý Nhân, ông Kham ở làng Thiên Lôi (nay là giáo xứ Xuân Phong) và ông Hậu ở làng Phú Linh. Hai ông Hậu và Kham được học ở trường Tập Xuân Phong. Năm 1871-1872, và đặc biệt là sau Hòa ước Giáp Tuất 1874, phong trào Văn Thân đã lắng xuống, nên các giáo xứ giáo hạt được thành lập, mọi sinh hoạt về việc đạo có phần thanh thản hơn, ba ông được cố Nhàn ở Đông Tháp, cố Hiến ở Trường Tập đỡ đầu nên từ năm 1887 sự đạo nơi đây được phát triển nhờ sự nâng đỡ của những hạt giống đức tin ban đầu này. Dòng họ Vũ, họ Trần ở làng Vích lên; họ Hoàng, họ Nguyễn ở Hải Đông xuống; họ Phan ở Vạn Phần sang xin gia nhập đạo. Đến năm 1909 toàn giáo họ được 18 gia đình với 135 nhân danh, bấy giờ cố Nhàn cho thành lập giáo họ lấy tên là Thanh Bích trực thuộc giáo xứ Phú Linh và nhận Đức Maria làm quan thầy. 18 gia đình chung sức làm một ngôi nhà nguyện lợp tranh vách đất. Năm 1935 giáo xứ Xuân Phong được thành lập, tách từ Phú Linh, và họ Thanh Bích mới được sáp nhập vào xứ Xuân Phong. Năm 1941 ngôi nhà nguyện bằng tranh sau 32 năm, qua nhiều lần sửa chữa nhưng cũng đã bị hư hỏng hoàn toàn, lúc bấy giờ có cố Uyển trong giáo họ cho một ngàn bạc trắng để mua đất xây lại một ngôi nhà nguyện, và đó cũng chính là mảnh đất hôm nay ngôi nhà thờ mới khang trang đẹp đẽ được khánh thành. Thanh Bích là được xem như là “con riêng” của vị Giám mục tiên khởi của giáo phận Vinh JB. Trần Hữu Đức từ năm 1951. Và cũng chính nhờ sự quan tâm cầu nguyện giúp đỡ của Đức Cha mà lòng đạo và những mặt khác của đời sống giáo họ Thanh Bích được nâng lên nhanh chóng. Năm 1963, lại một công trình mới được mọc lên trên mảnh “đất thiêng” này sau 22 năm chống trụ dưới nắng mưa và đã bị hư hỏng dần theo thời gian. Lúc bấy giờ cha Trung và thầy Thông (nay là cha Giuse Phan Duy Thông, quản xứ-hạt Nghĩa Yên) cùng với bà con giáo dân xây lại ngôi nhà thờ trên nền đất cũ chỉ còn tháp, với kích thước chiều dài 17,5m, rộng 5,5m; toàn giáo họ có 68 gia đình với 398 nhân danh, và lúc này giáo họ đổi tước hiệu quan thầy thành Maria trinh nữ Vương. Năm 2006, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cấp phép cho xây dựng nhà thờ mới. Thế là niềm ao ước bấy lâu của bà con giáo dân nơi đây nay đã được mãn nguyện.

Một ngôi nhà thờ được xây nên không đơn thuần chỉ mang những giá trị tôn giáo, nhà thờ còn là một công trình văn hóa, ghi tạc những giá trị căn bản và sâu xa nhất của con người - văn hóa vật thể chở những giá trị văn hóa phi vật thể - đóng ấn vào dòng lịch sử của một xã hội trên những kiểu kiến trúc nhà thờ. Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Phaolô nói: “Nhà thờ còn là nơi để giáo dục con người trưởng thành một cách đầy đủ hơn, là nơi để huấn luyện đào tạo nên những con người phục vụ, và theo tôi đó là điều quan trọng nhất, bởi vì có con người là có thể có mọi sự. Khẳng định đó có cơ sở trong đức tin Kitô giáo rằng, Chúa sáng tạo nên con người là để quản trị thay cho Ngài. Quả vậy, ở nhà thờ các tín hữu sẽ được nghe, được học, được thấm nhuần những chân lý cần thiết cho cuộc sống - những chân lý vững chắc đặt nền tảng trên Thánh Kinh - có tính cách cứu độ, thánh hóa và sáng tạo giúp cho con người có tinh thần trách nhiệm cao, có lương tâm bén nhạy trước sự lành sự dữ, có khát vọng đi sâu vào các giá trị xây dựng và phát triển con người trong Giáo Hội, xã hội, từ đó họ sẽ trở nên những con người biết hy sinh phục vụ một cách vô vị lợi”.

Cùng với sự kiện mừng khánh thành nhà thờ, Thanh Bích còn mừng kỷ niệm 100 năm giáo họ được thành lập. Niềm vui nối tiếp niềm vui. Có được những Hồng ân to lớn này, như trong lời phát biểu cảm ơn của ông Chủ tịch HĐMV giáo họ, là: Nhờ sự quan tâm của Bề trên giáo phận, đặc biệt là Đức Cha Phaolô. Nhờ lời bầu cử của cố giám mục Gioan Baotixita. Và hôm nay đây là nhờ sự giúp đỡ của cha quê hương Giuse Phan Duy Thông. Đặc biệt hơn là sự hy sinh lo lắng của cha quản xứ Phêrô Nguyễn Văn Duyệt, cùng những quý vị ân nhân - những mạnh thường quân - đã góp công của cho ngôi nhà thờ giáo họ Thanh Bích được hoàn thành tốt đẹp.

Một trăm năm là dấu mốc thời gian để mọi người cùng nhìn lại mà dâng lời cảm tạ Chúa và tri ân những bậc tiền bối đã gầy dựng nên giáo họ thân yêu này. Nguyện cho những nẻo đường tương lai mai sau, Thanh Bích sẽ tiếp bước cha ông để sự đạo nơi đây được phát triển ngày một tốt đẹp.

Trần Văn Học
 

 

* Nguồn : Trang Web Giáo Phận Vinh