|

Lược
sử Giáo xứ Thanh Tân

Giáo xứ Thanh Tân được thành lập cách đây 118 năm, bao gồm 7 giáo
họ, Thanh Tân (trị sở), Thanh Lương, Mỹ Thịnh, Yên Lạc, Văn
Lâm, Chi Phương và Long Thái. trải rộng trên địa bàn 4 xă Hiến Sơn, Thượng Sơn, Quang Sơn và
Thái Sơn, với khoảng 1.300 nhân danh, hiện nay do cha tân quản xứ -
tân linh mục Giuse Trần Ngọc Liêm coi sóc.
Thánh đường mới giáo xứ được Đức cha Phaolô đặt viên đá khởi công
ngày 15/02/2005, và được chính ngài cung hiến cho Thiên Chúa ngày
15/9/2007. Nhà thờ mang tước hiệu Mẹ Lên Trời, toạ lạc nổi bật trên
một g̣ đất tương đối cao ở trung tâm xă Hiến Sơn, huyện Đô Lương,
chiều dài 40m, rộng 13m, cánh thánh giá 19m, dome cao 29.5m, tháp
chuông cao 42.5m. Thánh đường có tổng kinh phí xây dựng khoảng 2 tỉ
đồng, nguồn vốn chủ yếu lấy từ dự án do cha nguyên phụ trách JB.
Nguyễn Kim Đồng xin, sự đóng góp rộng răi của bà con trong và ngoài
giáo xứ, cùng sự giúp đỡ quảng đại của các ân nhân xa gần.
Trích : "Khánh thành nhà thờ giáo xứ Thanh Tân "
Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com

.........................................

Thánh lễ
cao điểm tuần chầu lượt giáo xứ Thanh Tân
GPVO – Sáng Chúa nhật 21/06/2020, ngày cao điểm tuần chầu đền tạ,
giáo xứ Thanh Tân hân hoan chào đón Đức Giám mục Phụ tá Phêrô Nguyễn
Văn Viên viếng thăm và cử hành thánh lễ.
Mặc dù nắng nóng gay gắt của những ngày hè nơi vùng bán sơn địa
cùng với bao bộn bề sau mùa dịch Covid-19, thánh lễ vẫn diễn ra
trang nghiêm sốt sắng với sự tham dự tích cực của cộng đoàn dân Chúa
trong và ngoài giáo xứ. Đồng tế trong thánh lễ có cha quản xứ Gioan
B. Nguyễn Đức Nghĩa, cha quản hạt Bảo Nham Martino Nguyễn Xuân Hoàng
cùng quư cha trong và ngoài giáo hạt.
Giáo xứ Thanh Tân được thành lập năm 1890, tách ra từ xứ mẹ Lưu
Mỹ và nhận tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8) làm bổn mạng.
Ranh giới của giáo xứ miền bán sơn địa này trải rộng trên địa bàn 4
xă thuộc huyện Đô Lương: Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn và Hiến Sơn.
Giáo xứ hiện có gần 1.500 giáo dân với 7 giáo họ: Thanh Tân (trị sở),
Thanh Lương, Mỹ Thịnh, Yên Lạc, Văn Lâm, Chi Phương và Long Thái.
Trong phần khai lễ, Đức Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng hướng
về và cảm tạ Chúa Giêsu Kitô, bởi v́ Ngài đă yêu thương và ở cùng
chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, không những thế, Ngài c̣n trở nên
của ăn cho chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể.
Chúa Giêsu Kitô không chỉ để lại cho chúng ta lời nói, bởi chúng
ta rất dễ quên những ǵ đă được nghe. Ngài không chỉ để lại cho
chúng ta Kinh Thánh, bởi rất dễ quên những ǵ chúng ta đă đọc. Ngài
không chỉ để lại những dấu chỉ, bởi chúng ta có thể quên cả những ǵ
đă nh́n thấy. Nhưng Ngài để lại cho chúng ta của ăn và rất khó để
chúng ta quên một hương vị. Ngài để lại cho chúng ta Bánh, nơi đó
Ngài hiện diện với tất cả hương vị t́nh yêu của Ngài. Khi rước lễ
chính là rước lấy chính Ḿnh và Máu Thánh Chúa Kitô, bởi thế, Chúa
Giêsu đă dặn chúng ta: Anh em hăy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Giảng trong thánh lễ, Đức cha Phêrô nhấn mạnh: “Bí tích Thánh Thể
là nguồn mạch và là chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu” (LG11). V́ thế,
ngài mời gọi cộng đoàn hiện diện cậy nhờ vào sự chuyển cầu của Đức
Trinh Nữ Maria, xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn để: (1) Mọi người ư
thức hơn về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Giêsu Thánh Thể trong
đời sống của mỗi cá nhân cũng như trên b́nh diện cộng đoàn. (2) Mỗi
người biết siêng năng đến với Bí tích Thánh Thể – Bí tích T́nh Yêu
để được nuôi dưỡng mỗi ngày. (3) Mỗi người biết thực thi theo ư chỉ
của Bí tích Thánh Thể, sống Bí Tích Thánh Thể, ra đi loan báo và đem
t́nh yêu của Bí tích Thánh Thể đến với người khác.
Sau thánh lễ, Đức cha, quư cha và cộng đoàn hiện diện cùng hiệp
nguyện trong giờ chầu Thánh Thể. Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể là mỗi
lần chúng ta suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô, từ Nhập Thể đến
Phục Sinh và sự trở lại trong vinh quang của Người. Ước ǵ mỗi người
kín múc được nguồn ơn thánh cao trọng để nuôi dưỡng tâm hồn và làm
chứng về T́nh Yêu và Ḷng Thương Xót của Chúa Kitô giữa ḷng thế
giới.
John Nguyễn
Nguồn :
Website GP Vinh
|
|