|

Lược
sử Giáo xứ Trang Cảnh
Trang Cảnh -
xưa và nay
31.03.2009
Trang Cảnh là một giáo xứ thuộc hạt Cầu Rầm, giáo phận Vinh, nằm
trong vùng cửa sông Lam đổ ra biển với tên gọi là Cửa Hội, thuộc địa
bàn xă Nghi Xuân và Nghi Hải (xă Sông Lộc cũ), huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An. Nếu du khách đi từ cầu Bến Thủy thành phố Vinh theo con
đường Sinh Thái, về phía tả ngạn hạ lưu sông Lam hướng về Cửa Ḷ,
tại điểm cách Cửa Ḷ khoảng 8km và cách Bến Thủy 15km, sẽ nh́n thấy
một ngôi thánh đường với ngọn tháp cao chừng 30m. Đó là thánh đường
giáo xứ Trang Cảnh. Địa thế này đủ để nói lên "tầm vóc duyên dáng"
của một giáo xứ có tên gọi Trang Cảnh.

Theo Linh mục Phêrô Lê Duy Lượng trong cuốn Những sơ đồ bài học
lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, Cửa Rum không đâu khác, chính là Cửa
Hội. Theo bản đồ do cha A Lịch Sơn Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) vẽ,
chúng ta thấy Cửa Rum nằm kề cận Cửa Chúa (Cửa Ḷ bây giờ). Cha Đắc
Lộ từ Bố Chính (Quảng B́nh) ra Nghệ An ghé vào một nơi gọi là Cửa So
(Cửa Sót) phía nam Cửa Rum. Ca dao xứ Nghệ có câu: "Bao giờ Ngàn
Hống hết cây; Sông Rum hết nước, họ này hết quan". Ngàn Hống là dăy
núi Hồng Lĩnh, với 99 ngọn, th́ sông Rum phải là sông Lam. Như vậy,
Cửa Rum chính là Cửa Hội ngày nay.
Trang Cảnh là sự kết hợp tài t́nh giữa một địa danh xă hội với sự
say mê thiên nhiên của con người và cảnh vật nơi đây để gọi một vùng
giáo phồn thịnh. Trang, theo lịch sử Việt Nam, từ thời Tây Sơn có
một vị quan trấn xứ Nghệ tên là Nguyễn Hữu Chính khi đi địa chính
quân sự dọc bờ sông Lam, ông đă đặt tên các vùng Cửa Hội là: Đồn,
Trang, Trại. Đồn là vùng từ hói Trai ra biển. Trang từ hói Trại đến
hết địa bàn xă Nghi Xuân. Trại từ xóm 4 xă Phúc Thọ đến hói Trại. Và
"đến nay c̣n lưu truyền câu nói về dân vùng Cửa Hội là dân ba đồn
bảy trại". Gọi là Trang trong bối cảnh lịch sử như thế. Cảnh, theo
tương truyền và thực tại, hầu hết các gia đ́nh ở vùng này đều rất
hay chơi cây cảnh, non bộ, nên đă có tên "làng chơi cảnh". Trang
Cảnh có lẽ có nguồn gốc tên gọi như vậy.
Theo Kỷ yếu giáo phận Vinh, năm 1629, giáo sỹ Đắc Lộ và giáo sỹ
Marquez dẫn đoàn thuyền rời Thăng Long về Macao, có ghé vào giảng
đạo và rửa tội cho nhiều người ở Cửa Bạng, Cửa Ḷ, Cửa Rum, Cửa Sót.
Chỉ hai năm sau, Cửa Rum trở thành một trung tâm truyền giáo sầm uất.
Cuối 1634, Cửa Rum là một giáo khu phồn thịnh với 4183 nhân danh.
Giáo sỹ Majorica đặt trụ sở chính ở đây để có thể coi sóc cả Thanh
Hóa và Nghệ An… C̣n cha Majorica, tên tuổi của ngài gắn liền với
giáo xứ Kẻ Rùm. Ngài đă xuất bản nhiều sách Đạo bằng chữ Nôm với các
thể loại như: ca vè, truyện kể và tuồng kịch... trong thời gian lưu
trú tại đây. Đến nay, tên gọi Kẻ Rùm không c̣n nữa, có thể là một
giáo khu bao gồm các xứ đạo ven sông Lam, trong đó Trang Cảnh là một
trong những họ đạo đầu tiên của giáo phận Vinh trên vùng này.
Như vậy, hạt giống Tin Mừng đă được gieo vào đất Trang Cảng từ
giữa thế kỷ 17. Và từ vùng đất này đă có những Kitô hữu đầu tiên đến
sinh sống lập nghiệp và gầy dựng thành những xóm đạo ở Thọ Ninh,
Trang Nứa và Trung Hậu… trong những cuộc chạy trốn sự truy lùng của
quân lính triều đ́nh hay những cuộc di dân v́ những lư do khác của
thời cuộc. Theo linh mục Đỗ Quang Chính trong cuốn Ḍng Tên trong xă
hội Đại Việt 1675 - 1773 th́ giáo xứ Làng Anh, xứ mẹ của Trang Cảnh,
được tách từ xứ Chân Lộc năm 1853, nhưng trước đó (1814) Trang Cảnh
đă có một gia đ́nh đạo đức sinh ra linh mục Joseph Bính, ngài là vị
linh mục đầu tiên của giáo xứ Trang Cảnh. Như vậy, mặc dù Trang Cảnh
chính thức được lập xứ từ năm 1914 dưới thời cha JB Quy, nhưng con
người và mảnh đất này đă có "hồng phúc" đón nhận Tin Mừng từ rất sớm,
sớm hơn cả xứ mẹ Làng Anh, và họ đạo Trang Cảnh đă có nhà thờ từ
trước 1676. Đến tháng 5 năm 1914, cha Paul Hợp quê ở Quy Chính đến
nhận xứ mới Trang Cảnh, từ đây Trang Cảnh đă là một giáo xứ có đầy
đủ tư cách pháp nhân và có những điều kiện sinh hoạt tôn giáo sánh
ngang cùng những xứ đạo khác. Năm 1901 giáo xứ Trang Cảnh đă làm
được một ngôi nhà thờ bằng gỗ lim. Qua 93 năm dưới nắng mưa và gió
băo của nền khí hậu miền Trung, qua những lần tàn phá của bom đạn
trong hai cuộc chiến, ngôi nhà thờ bằng gỗ lim "một trăm phần trăm"
ấy cũng đă bị hư hỏng hầu hết. Ngày 21/12/1994, giáo xứ đă xây lại
ngôi nhà thờ mới. Qua gần 2 năm miệt mài thi công với sự hăng say
công việc của giáo dân cùng sự quan tâm chỉ đạo của cha Giuse Nguyễn
Hữu Nhàn, đến tháng 5 năm 1996 ngôi nhà thờ mới được hoàn thành.
Như bao xứ đạo khác, Trang Cảnh cũng trải qua nhiều bước thăng
trầm trong lịch sử ǵn giữ kho tàng đức tin của ḿnh. Theo những
nguồn tin được lưu truyền trong dân chúng, năm 1945 nạn đói lịch sử
đă cướp đi hơn 2 triệu nhân mạng trên miền Bắc Việt Nam, ở Trang
Cảnh cũng có nhiều người chết và nhiều người phải biệt xứ kiếm ăn
nhưng rồi không c̣n trở lại quê hương nữa. Gần đây có vài người t́m
về được với quê cũ. Do những biến động đó, số nhân danh trước biến
cố di cư 1954 chỉ có 1000 người. Năm 1959 c̣n lại 709 người. Theo
thống kê năm 2004, số giáo dân là 2504 người.

Giáo xứ Trang Cảnh hiện do cha Phêrô Nguyễn Sĩ Nho quản nhiệm, có
4 giáo họ với hơn 2500 nhân danh. Cuộc sống chủ yếu bằng nghề ngư -
đánh bắt thủy hải sản, và có khoảng 1/4 số hộ buôn bán kinh doanh.
Nh́n chung, cuộc sống giáo dân ở đây, về kinh tế có phần ổn định hơn
so với các giáo xứ lân cận, đời sống đức tin tương đối tốt. Đặc biệt,
từ năm 1850 đến 2004, giáo xứ đă có 14 người con dâng ḿnh làm linh
mục phục vụ Chúa và Hội Thánh Người. Hiện giáo xứ có các hội đoàn,
như Legio (Legio Trang Cảnh là một trong nhũng Curia đầu tiên của
Giáo phận Vinh), nhóm Gia đ́nh Thánh Tâm, nhóm Gia đ́nh Mân Côi và
nhóm Cầu nguyện với Lời Chúa. Nhờ những hoạt động năng nổ tích cực
của các Hội đoàn này đă thúc đẩy đời sống đạo trong giáo xứ ngày một
thăng tiến hơn. Giới trẻ, một lực lượng ṇng cốt, được sự quan tâm
đặc biệt của cha quản xứ và các Hội đoàn để nhằm níu giữ họ lại
trong đời sống đạo mà tránh được cái đà trượt dốc suy thoái của thời
cuộc, luôn thích chạy theo mốt mới để trang hoàng tỉa tót cho bộ
cánh của ḿnh mà quên đi phận vụ người con Chúa và sống t́nh liên
đới với anh em. Phải ở lại trong tinh thần của một đời sống Đức tin
trưởng thành: “Sự trưởng thành đích thực là bám rễ sâu xa nơi t́nh
bằng hữu với Đức Kitô chứ không phải trôi theo những làn sóng thời
thượng hay mốt mới” (Hồng y Joseph Ratzinger). Nằm trong vùng chịu
nhiều ảnh hưởng của làn sóng thời cuộc bị xô đẩy theo sự tôn thờ chủ
nghĩa hưởng thụ, giới trẻ Trang Cảnh cần phải lưu tâm cảnh tỉnh
trước mọi thách đố của đời sống xă hội hôm nay đối với cuộc sống đạo
của ḿnh. Đó cũng là nỗi trăn trở nhiều nhất của cha quản xứ mà ngài
đă chia sẻ với chúng tôi.
Tuần V Mùa Chay nhằm vào tuần chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể
của giáo xứ. Một không khí rộn ràng hồ hởi phấn khởi ngập tràn trên
xứ đạo Trang Cảnh trong mấy ngày qua. Bắt đầu từ thứ năm, các phiên
chầu Thánh Thể đă được tổ chức nghiêm trang sốt sắng. Đặc biệt, tối
thứ 6, giáo xứ đă tổ chức rước Thánh Thể rất long trọng, thể hiện
tinh thần sống đạo căn bản sâu xa bằng sự kết hợp mật thiết với Chúa
Giêsu Thánh Thể, nguồn mạch mọi ơn thiêng cho sự sống linh hồn chúng
ta. Cuộc rước được bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ kết thúc, trên quăng
đường dài hơn 2 km từ họ Thượng Lộc đến nhà thờ xứ Trang Cảnh dọc
theo con đường Sinh Thái ven sông Lam, có xe kiệu Thánh Thể, chủ sự
cuộc rước là cha hạt Cầu Rầm FX. Hoàng Sỹ Hướng. Trên chặng đường
Thánh Thể Chúa đi qua được làm 3 trạm dừng, ở mỗi trạm Thánh Thể
được đặt và tôn kính qua những lời suy niệm, những bài hát suy tôn
Thánh Thể. Đoàn rước làm thành một vệt sáng lung linh in bóng xuống
ḍng nước sông Lam. Du khách đă nh́n thấy ngọn hải đăng Cửa Hội nhằm
định vị và định hướng cho tàu thuyền ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An hoạt
động đánh bắt thủy hải sản trên biển, nhưng du khách cũng sẽ nh́n
thấy ngọn hải đăng - hào quang Ḿnh Thánh Chúa Giêsu - đêm nay trên
giáo xứ Trang Cảnh, định vị và định hướng cho chính cuộc đời làm
người của mỗi chúng ta trên biển đời trầm luân khổ ải này. Tối thứ
7, 28/03, giáo xứ lại tổ chức Đêm diễn nguyện với chủ đề Trong t́nh
yêu Chúa. Có 4 xứ bạn cùng tham gia đóng góp chương tŕnh, đó là Lập
Thạch, Tân Lộc, Mỹ Dụ và Cầu Rầm. “Trong t́nh yêu Chúa”, chủ đề
hướng sự quan tâm của khán thính giả đến những mảnh đời của bao trẻ
thơ lang thang cơ nhỡ, không mái ấm gia đ́nh, sớm phải sống cảnh tứ
cố vô thân. Đặc biệt nhạc phẩm Đứa bé của Minh Khang đă được tốp ca
của Ca đoàn giáo xứ Tân Lộc thể hiện, cùng với màn vũ phụ họa, đă
lột tả được những nỗi khổ sớm đến với thân phận người vô tội mà trớ
trêu đón lấy nỗi đau thương đơn chiếc lẻ loi trên hành tŕnh dương
thế này:
Trong đêm một bàn chân bước
Bé xíu lang thang trên đường
Ánh mắt buồn, mệt nhoài của em
Em rất buồn v́ em không biết đi, đi về đâu
Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày
V́ em không cha, v́ em đă mất mẹ
Thương đau vẫn là đau thương
Em mơ một v́ sao sáng
Dẫn lối em trên đường đời
Dẫu biết rằng chỉ là giấc mơ
Đă lâu rồi em đă không, không có t́nh thương
Nh́n thấy ai ai cũng đều vui bên mẹ cha
Giọt lệ em tuôn rơi, ḥa tan với nỗi buồn
Bước đi trong chiều mưa
Hăy lau khô cuộc đời em
Bằng t́nh thương, ḷng nhân ái của con người
Và hăy lau khô giọt nước mắt trong ḷng em
Bằng tất cả trái tim con người Việt Nam
Những tiếng nấc nghẹn ngào trong tận cùng đau khổ mất mát ấy
chúng ta cùng t́m thấy được sự đồng điệu của Thế Hiển trong Dấu chấm
hỏi như những thông điệp thống thiết nỗi đau nhân thế gửi đến mỗi
chúng ta hôm nay về bổn phận làm người cha, người mẹ đối với bao
cảnh đời bất hạnh của những đứa con ḿnh sinh ra. Nếu không có t́nh
yêu để làm nên mái ấm gia đ́nh th́ cũng đừng đến với nhau v́ bất cứ
một lư do tội lỗi nào để rồi lại gieo đau thương cho những mảnh đời
thơ dại vô tội. Hăy để tâm hồn lắng lại trong thinh lặng mà nghe một
tiếng kêu gào này. Và ở đây, đúng như Beethoven đă nói: "Âm nhạc là
một sự khải thị hơn mọi thứ triết lư và khôn ngoan": "Cha ơi, cha ở
đâu? Mẹ ơi, mẹ ở đâu? Mưa rơi ôi lạnh quá, gió buốt từng cơn con nằm
bơ vơ, nằm mơ một mái nhà có mẹ và có cha. Tại sao sinh em trong
cuộc đời mà sao không cho em t́nh người. Tại sao em lang thang lạc
loài em nào có tội ǵ đâu. Tuổi thơ em không một mái nhà, tuổi thơ
em không được đến trường, tuổi thơ em bơ vơ đầu đường xin từng hạt
cơm rơi, xin từng hạt cơm rơi. Cha ơi, cha ở đâu? Mẹ ơi, mẹ ở đâu?
Đêm đêm bên hè vắng, đứa bé mồ côi vẫn nằm đơn côi như dấu chấm hỏi,
như dấu chấm hỏi, hỏi giữa cuộc đời…". Đó cũng là tất cả những ǵ mà
từ tuần chầu đền tạ năm nay của giáo xứ Trang Cảnh muốn nhắn gửi đến
với chúng ta. T́nh Chúa - t́nh người, điểm hội tụ giao thoa của
những dạng thức t́nh yêu, và cũng là tột đỉnh của muôn một t́nh yêu.
Người ta không thể ṿng vo lượn trên chín tầng mây với những t́nh
yêu cao siêu nào đó mà lại không bắt đầu từ t́nh yêu thực tại trần
thế sờ mó đụng chạm tới được như thế, để tự huyễn hoặc hay ví von ca
tụng đến quên cả bổn phận làm người, làm anh chị em trong nhân quần
xă hội hôm nay để phải mượn tiếng nói những công án của lương tri
lên tiếng hộ trước bao nghịch cảnh của cơi đời.
Những hoạt động này như đang trực tiếp nói với mọi người về sự
lớn mạnh không ngừng của một giáo xứ có bề dày lịch sử và một đời
sống đạo biết hút lấy chất mật thực tại để nâng cánh tâm hồn lên cao.
Đó là giáo xứ Trang Cảnh xưa và nay....
PV GiaophanVinh.net
|
|