Giáo phận Vinh

Nhà thờ Giáo xứ Xuân Sơn

 

Nhà thờ Giáo xứ Xuân Sơn
Giáo hạt Kỳ Anh

 

Địa chỉ :  Kỳ Lạc, Kỳ Anh, Hà Tĩnh ( Bản đ̣)

Phụ trách : Linh mục GB Cao Đ́nh Hải (20/2/2013)

Tel

039.216.825

E-mail

 

Năm thành lập

 

Bổn mạng

 

Số giáo dân

 

Giờ lễ

Chúa nhật     : 

Ngày thường :

Các nhà thờ lân cận :  

Tư liệu :  Lược sử Giáo xứ - H́nh ảnh Giáo xứ 

-  Tin tức sinh hoạt 

 

Lược sử Giáo xứ Xuân Sơn

< chưa có >

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

.............................................

Một lần đến với Xuân Sơn

28.07.2008

Chúng tôi đến Xuân Sơn vào một buổi sáng mùa hè. Từ rất sớm mà gió lào đă thổi mạnh làm cho bầu khí thêm ngột ngạt nóng bức hơn. Con đường dài khoảng gần 40 km từ thị trấn Kỳ Anh chạy về phía Tây, khúc khuỷu gồ ghề, khiến cho xe chúng tôi cứ chao liệng lắc lư như con thuyền gặp cuồng phong giữa biển khơi. Thỉnh thoảng, chúng tôi mới nh́n thấy một vài ngôi nhà dọc hai bên đường, nắng gió và bụi đường làm cho những ngôi nhà này thêm xơ xác tiêu điều hơn; con người ở đây cũng hiện rơ nét khắc khổ truân chuyên trên khuôn mặt rám nắng của họ. Trong tâm trí tôi, h́nh ảnh mông lung mơ hồ vọng về thuở hồng hoang với những câu hỏi: Ai là người đầu tiên sinh sống và lập nghiệp nơi đây? Những tháng ngày tầm tă gió mưa, con người nơi đây sẽ sống như thế nào?

Cách biệt với thế giới bên ngoài, bao bọc chung quanh là núi rừng trùng điệp, ngôi nhà thờ nhỏ của giáo xứ Xuân Sơn nằm trên mảnh đất cách xa với gia đ́nh giáo dân. Mùa mưa băo ở đây kéo dài và tầm tă trút xuống như nhấn ch́m mảnh đất “gió lào và cát trắng” này trong biển nước bạc màu, Xuân Sơn lại bị vây bọc bởi nước. Các ngả đường đổ về đây đều bị thác nước chặn lại. Linh mục Phaolô Nguyễn Đ́nh Phú quản xứ Dũ Lộc, đang kiêm nhiệm giáo xứ Xuân Sơn, đă chia sẻ với chúng tôi rất nhiều thao thức trăn trở, điều khiến Ngài quan tâm nhất là việc t́m người dạy giáo lư cho con em ở đây. Từ những khó khăn do điều kiện tự nhiên, một hệ quả phát sinh từ đó là t́nh trạng người dân bỏ quê hương ra đi t́m một vùng đất sinh sống khác có triển vọng hơn, đă làm cạn kiệt nguồn nhân lực phục vụ trong giáo xứ. Năm ngoái, giáo xứ Xuân Sơn tổ chức tuần chầu đền tạ, nhưng mọi công việc từ hát trong Thánh lễ đến việc làm bếp, đều phải nhờ người xứ Dũ Lộc - một giáo xứ cách Xuân Sơn 60 km. Nhưng năm nay t́nh trạng đó đă được khắc phục và mọi công việc trong giáo xứ là do giáo dân sở tại chịu trách nhiệm.

Tôi nghĩ, nếu một Linh mục được sai đến đây phục vụ, hẳn Ngài sẽ gặp nhiều khó khăn lắm! Trong ḍng suy nghĩ của tôi, nỗi khó khăn là sự đối mặt với một cuộc sống quá buồn tẻ cô quạnh. Tháng ngày ch́m trong cảnh cô tịch th́ có lúc nỗi buồn sẽ gặm nhấm hết sinh lực và ư chí của vị Linh mục nơi đây! Tuy nhiên cái nh́n chủ quan không thể hoàn toàn đúng cho mọi đối tượng. Tại tâm cảnh hoang liêu trống vắng của một người chưa được lấp đầy t́nh yêu của Thiên Chúa như tôi đă phóng chiếu vào ngoại cảnh là núi rừng hoang sơ nơi đây một dự cảm về chuỗi ngày sống âm u trong chốn thâm sơn cùng cốc này. Quả đúng như thế, sau lần đi Xuân Sơn về một ngày (ngày 22/7), tôi gặp cha Phêrô Trần Đ́nh Lai tại giáo xứ Yên Lư, Ngài tâm sự: Khi mới được truyền chức Linh mục, ḿnh đă ngỏ ư xin Đức Cha về Xuân Sơn… Con người mang trong ḿnh một tinh thần “thép”, và hơn thế, một người sống “buông theo ân sủng” như ngài th́ dẫu trong hoàn cảnh nào cũng có thể đương đầu và ǵn giữ được cốt cách phẩm hạnh của người Linh mục.

Tôi lại nghĩ về công cuộc rao giảng Tin Mừng của các vị thừa sai trong những ngày đầu đặt chân đến nước Nam. Các ngài đă chấp nhận từ bỏ quê hương xứ sở, từ bỏ những hứa hẹn mà thế giới văn minh mang đến cho mọi tiện nghi vật chất, để dấn thân đến một vùng xa lạ cả về ngôn ngữ và phong tục tập quán… Và hệ quả tất yếu đến với các Ngài là bị bắt bớ, cấm cách và bách hại. Ngày nay, khi nh́n lại lịch sử, để đánh giá một cách công bằng th́ chúng ta không nên nói rằng, các vị đă vi phạm một sai lầm cơ bản là thiếu sự tôn trọng nền văn hóa bản địa để dẫn đến những xung đột đáng tiếc. Nếu có sự ép buộc phải từ bỏ những tập quán cũ để thay vào đó một thế giới quan khoa học, đón lấy ánh sáng văn hóa văn minh và mở rộng tầm nh́n ra thế giới bên ngoài là điều cần thiết phải làm. Giá như không có các vị truyền giáo lúc bấy giờ th́ chắc ǵ con người Á Đông hưởng được cuộc sống văn minh như bây giờ. Chấp nhận một cuộc lột xác, cởi bỏ cái lốt cũ th́ dĩ nhiên là phải có đau đớn. Mà văn minh phương Tây lại mang dấu ấn của văn minh Kitô giáo hay nói cách khác, văn minh Kitô giáo là linh hồn của nền văn minh phương Tây. Cả hai đă đến, đúng hơn là cái thực thể mang tên phương Tây ấy đă đến và cư ngụ để cảm hóa và biến đổi con người Việt Nam nói riêng và con người Á Đông nói chung. Thay v́ lư giải mọi sự vật hiện tượng bằng thuyết Âm dương ngũ hành, chúng ta biết được sâu sắc hơn, cắt nghĩa một cách rốt ráo và thấu đáo hơn về bản chất của chúng bằng kiến thức của toán học, vật lư học, hóa học…

Miên man trong ḍng suy tư, tôi liên tưởng đến Đạo Phật. Họ có những vị sư chân tu sống trong rừng sâu, từ bỏ mọi niềm vui thế tục để sống trọn vẹn hơn con đường tu hành.

Những so sánh ấy để giúp tôi nh́n lại ḿnh và cật vấn lương tâm: Ḿnh đă thực sự sống vị tha chưa? Đă dấn thân chưa? Hay c̣n e ngại v́ nghĩ đến một viễn cảnh đầy gai chông trên hành tŕnh theo thầy Giêsu chí ái. Nếu tôi bị cám dỗ bởi vẻ hào nhoáng bề ngoài, chỉ nh́n thấy vinh quang trên núi Ta-bo mà không biết rằng, trước đó, Con Người đă phải dọc ngang tơi tả trên con đường khổ nạn. Nếu tôi chỉ biết đến kết quả mà không nh́n đến quá tŕnh dẫn đến kết quả th́ tôi đă ngộ nhận về giá trị đích thực của hạnh phúc. V́ con đường Sự Thật dẫn đến Sự Sống là con đường của từ bỏ, của hy sinh và yêu thương, không có rải hoa hồng và thảm đỏ như con đường chiêu hiền đăi sĩ của chính sách thu hút người tài mà xă hội con người đă làm.

Giữa một thế giới bị phủ kín bởi chủ trương hưởng thụ và bị san phẳng bởi quan niệm “tương đối hóa”, chúng ta thấy cần thiết biết bao dấu chân của thánh Phanxicô Assisi. Lênin, nhà tư tưởng vô thần, nhà cách mạng của nước Nga Xô viết đă nh́n ra điểm tích cực nơi thánh nhân để xây dựng thế giới đại đồng cộng sản, dĩ nhiên là chỉ đón nhận khía cạnh khước từ tư hữu bằng hành vi trả lại hết cho gia đ́nh để thanh thản nhẹ nhàng theo đuổi mục đích, v́ theo Marx, gia đ́nh là nguồn gốc của tư hữu và tư hữu làm nẩy sinh giai cấp và đấu tranh giai cấp; chúng ta đă nghe đến chủ trương Tam Vô trong thời xây dựng CNXH ở miền Bắc VN những năm 60 thế kỷ XX, mà ngày nay xét lại người ta cho đó là quan điểm mang nặng tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ư chí, muốn đốt cháy giai đoạn…

Giữa một thế giới bị giải thiêng và tục hóa, t́nh yêu thương và ḷng vị tha đă bị thế chỗ cho sự hận thù và ḷng ích kỷ, chúng ta thấy cần thiết biết bao bàn tay gầy guộc mà mạnh mẽ của Mẹ Thérèse Calcutta; tiếc rằng con người thời đại đă ghi nhận công lao của Mẹ nhưng lại không muốn nh́n nhận nguồn gốc dẫn đến những việc làm vĩ đại đó là từ Thiên Chúa t́nh yêu.

 


Một vài nét chấm phá phác thảo bức tranh giáo xứ miền sơn cước này để “trông người lại ngẫm đến ta”, để nhận diện chính ḿnh và t́m một hướng đi khả dĩ mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Nhưng vẫn c̣n những “ngại núi e sông” vương văi trong tâm trí tôi như một bản năng t́m chốn an thân với bầu khí dễ thở để bảo toàn sinh mạng, đă níu giữ bước chân tôi.

Tôi chưa dám lên đường, chưa dám hy sinh bởi c̣n những toan tính thực dụng đời thường xâm lấn chiếm chỗ trong tâm trí tôi. Xin Thiên Chúa nhân lành làm chủ cuộc đời và hướng dẫn nẻo đường con đi, để con can đảm đến với những anh chị em khác kém may mắn hơn, để muôn người cùng chung một tấm ḷng và cùng chia sẻ một niềm tin, và để thắp lên trong trái tim nhau ngọn lửa của niềm hy vọng về t́nh yêu Chúa.
 

Trần Văn
 

H́nh ảnh nhà thờ Giáo xứ Xuân Sơn

< chưa có >

Chi tiết - h́nh ảnh bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 

[Trở về đầu trang ]