Giáo Phận Vinh

Giáo xứ Nhân Thọ

 

19.04.2008
 

Xem h́nh

Giáo xứ Nhân Thọ thuộc hạt B́nh Chính, ở xă Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng B́nh là vùng đất đón nhận đức tin cách đây gần 400 năm. Tuy nhiên, một giáo xứ có truyền thống đức tin cổ xưa vào bậc nhất ở giáo phận Vinh nói riêng và Việt Nam nói chung lại chưa một lần có được nơi sinh hoạt niềm tin cho xứng tầm. Chính v́ điều đó, ngày 16.04.2008, ngày khởi dựng cơ sở phụng tự của giáo xứ hẳn là ngày lịch sử, ngày tràn đầy niềm vui sướng của người tín hữu nơi đây.

Mặc dù năm 1879 Nhân Thọ mới trở thành giáo xứ, nhưng theo dấu vết lịch sử (1) và nhất là theo truyền khẩu của người tín hữu nơi đây, th́ Nhân Thọ là vùng đất đă đón nhận đức tin ngay từ lần đầu tiên hai vị thừa sai của Ḍng Tên, Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Pedro Maqueze, đặt chân lên mảnh đất tỉnh Bố Chính (tên tỉnh Quảng B́nh xưa).

Điều này quả là khả tín, v́ ngoài sự khẳng định chắc chắn của các cụ cao niên nơi đây, th́ một vài chứng cứ lịch sử cũng có thể đưa chúng ta đến sự thật đó.

Thật vậy, trong cuốn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài do chính Đắc Lộ biên soạn, có kể rằng: Năm 1629, khi bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài, và đang trên đường đi thuyền từ Thăng Long vào biên giới Đàng Trong, tức là tỉnh Bố Chính xưa và Quảng B́nh nay, trong khi chờ đợi thuyền khác vào vùng đất của Chúa Nguyễn, Cha Đắc Lộ và P. Marquez đă được phép của vị quan nơi đây để rao giảng Tin Mừng, và hai vị đă rửa tội được 25 người (2).

Nhưng nếu chỉ như thế th́ làm sao chúng ta có thể khẳng định rằng một số người làng Nhân Thọ đă đón nhận đức tin dưới thời cha Đắc Lộ dừng chân nơi đất Bố Chính?

Như chúng ta biết, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, th́ từ Sông Gianh đổ vào là phần đất của Chúa Nguyễn và từ Sông Gianh đổ ra là phân đất của chúa Trịnh. Khi hai nhà truyền giáo người Pháp này bị Trịnh Tráng tống xuất ra khỏi vương quốc của ḿnh, th́ quân lính chỉ áp giải các ngài tới Sông Gianh chứ không sang bên kia được, v́ là phần đất của chúa Nguyễn. Trong khi ở lại đất Bố Chính để chờ thuyền vào Đàng Trong, quân lính đă giao hai nhà truyền giáo cho vị quan Bố Chính quản lư. Vị quan này không những đă tiếp đón các ngài chu đáo, mà c̣n cho quyền tự do giảng dạy đạo Chúa.

Chờ thuyền ở cuối đất Đàng Ngoài không đâu khác là chờ ở khu vực cửa sông Gianh. Mà Nhân Thọ là vùng đất chỉ cách Cửa Gianh khoảng 8 km. Hơn nữa, nếu tính về bờ biển, th́ Nhân Thọ chỉ cách biển độ vài cây số. Mà trong cuốn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, linh mục Đắc Lộ có viết: “[…] Chúng tôi giảng ở chốn phố phường và băi biển, có hai mươi lăm lương dân nghe lời giảng và trở lại đạo” (3). (Và quả thực, năm ngoái khi có dịp đến Quảng Thọ, chúng tôi đă ra bờ biển chơi, nơi đây có băi biển khá đẹp). Như thế, cũng có thể hai vị truyền giáo đă tranh thủ đến Nhân Thọ rao giảng Tin Mừng, hoặc chính những người Nhân Thọ đă ra bờ biển nghe các vị giảng đạo rồi xin lănh nhận phép rửa. Như vậy, qua dấu chứng lịch sử và qua truyền khẩu của cộng đoàn nơi đây, chúng ta có thể nói mảnh đất Nhân Thọ đă được đón nhận hạt giống đức tin cách đây gần 400 năm.

Với một giáo xứ có truyền thống đức tin cổ kính như thế, cũng như đă sinh được hai người con là giáo xứ Tân Phong và Xuân Ḥa, cùng một người cháu là giáo xứ Thủy Vực (con của giáo xứ Xuân Ḥa), và hiện tại trong giáo xứ c̣n gần 4.000 tín hữu, nhưng chưa một lần họ có được một cơ sở phượng tự gọi là xứng đáng.

Thật vậy, theo truyền khẩu, th́ sau một thời gian dài sau khi lănh nhận đức tin, cộng đoàn Nhân Thọ đă được cha Thuần làm cho một ngôi nhà nguyện bằng tre lá, vách đất. Đến khoảng thập niện 30 của thế kỷ XX, cha già Vợi đă làm lại cho họ một ngôi nhà nguyện, vẫn là cột gỗ, trét tóc si (tocchi) và lợp ngói, Dẫu vậy, căn nhà nguyện này cũng chỉ tồn tại được hơn 30 năm. Đến năm 1962, số tín hữu tăng lên nhiều và cơ sở cũng đă xuống cấp, nên cha Qùy kiêm xứ, đă xây dựng ngôi nhà thờ khác lớn hơn. Tuy nhiên, chỉ mấy năm sau đó nhà thờ đă bị trúng bom không c̣n nguyên vẹn như lúc đầu. Dẫu thế, cộng đoàn giáo hữu Nhân Thọ vẫn sinh hoạt niềm tin trong đó v́ do không có điều kiện kinh tế và cuộc sống b́nh an để sửa sang. Đến năm 1978, cha Liêm kiêm xứ đă tu sửa lại. Nhưng cũng do điều kiện nên chỉ sửa sang theo kiểu chống chế. Trong thời gian  kiêm nhiệm 1980 - 1993, cha Phêrô Lê Văn Ninh lại phải tu sửa. Chắc hẳn là các linh mục quản xứ hay kiêm nhiệm cũng không muốn phải xây dựng, sửa sang kiểu chắp vá như vậy, nhưng do điều kiện nên đành phải chấp nhận.

Ngôi nhà của Chúa được sửa đi sửa lại mấy lần, ấy thế nó cũng chẳng khác ngôi nhà của một người dân, nên tháng Sáu 1993, cha Giacôbê Nguyễn Trọng Thể đă phải nối thêm một gian cung thánh và xây dựng tháp chuông.

Do xây dựng kiểu chắp vá nên khi có thêm đầu này th́ đầu kia lại bắt đầu hư, và dân số ngày một đông nên ngôi nhà thờ bé nhỏ xưa không thể đáp ứng được nhu cầu. Trước t́nh h́nh đó, cha kiêm nhiệm G.B Nguyễn Thụy Sỹ và cộng đoàn tín hữu Nhân Thọ đă được phép của giáo quyền và chính quyền để xây dựng cơ sở phụng tự mới.

Lâu nay do điều kiện cơ sở vật chất có giới hạn, nên mặc dù có cả một bề dày lịch sử đức tin, nhưng về bề mặt xă hội giữa các giáo xứ với nhau th́ đúng như ông Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV) nói: “Nhân Thọ chỉ là chiếc lá giữa đại ngàn – các giáo xứ trong giáo phận”, và v́ vậy, đối với người tín hữu nơi đây, ngày khởi công cơ sở nhà Chúa quả là “một ngày hạnh phúc, ngày lịch sử” cũng như chính ông Chủ tịch HĐMV bày tỏ trong bài cảm ơn.

Điều mong ước giáo xứ Nhân Thọ có một cơ sở xứng đáng với bề dày lịch sử của ḿnh không chỉ là nỗi niềm của người tín hữu nơi đây, mà ngay cả ông chủ tịch xă Quảng Thọ, trong lời chúc mừng cũng đă có nói: “Giáo xứ Nhân Thọ là một giáo xứ cổ kính. Tuy nhiên, đă 4 thế kỷ nay giáo xứ chưa có được cơ sở phụng tự xứng đáng. Nay ngày khởi công xây dựng thánh đường, chúng tôi cầu chúc những điều may lành và sẵn sàng hỗ trợ hết sức. Mong rằng, khi ngôi thánh đường hoàn thành, nó không chỉ là cơ sở phụng tự của các tín hữu Nhân Thọ, mà c̣n là một công tŕnh văn hóa cho xă Quảng Thọ”.

      

Trước một giáo xứ lâu đời và trước niềm mong đợi một ngôi nhà Chúa khang trang của cộng đoàn nơi đây, Đức cha Phaolô Maria, vị chủ tế trong thánh lễ tạ ơn, đă nói trước chừng 2.000 tín hữu, khách mời và 16 linh mục đồng tế rằng: “Niềm mong ước có được cơ sở phụng tự xứng đáng với Thiên Chúa và nhân phẩm của con người là điều cần thiết. Nhưng điều làm cho Thiên Chúa được vinh danh hơn và con người sống xứng đáng thực sự với phẩm giá của ḿnh là trái tim của mỗi người trở thành nơi Thiên Chúa ngự và là điểm hẹn yêu thương của anh chị em đồng loại. Giáo xứ chỉ thực sự tự hào về truyền thống đức tin lâu đời của ḿnh khi mỗi thành viên trong cộng đoàn biết tận dụng cơ cở phụng tự để gia tăng đức tin và biểu lộ đức tin đó bằng hành động, sao cho nó trở thành gương sáng cho các xứ non trẻ”.

Cầu mong cho lời ước nguyện của giáo xứ Nhân Thọ, lời cầu chúc của quư khách và những lời giảng dạy của vị cha chung của giáo phận sớm trở thành hiện thực nơi cộng đoàn tín hữu cổ kính này!


(1) Xc. Trương Bá Cần, Lịch sử giáo phận Vinh 1846 - 1996, Tp. HCM – 1998, tr. 268.
(2) Xc. Nt, tr. 13.
(3) Nt.


Anthony Hoàng

* Nguồn : Trang Web Giáo Phận Vinh

 

 

 

[Trở về đầu trang ]